Quan hệ pháp luật là các quan hệ cụ thể xảy ra trong đời sống xã hội, vì vậy chúng không phải là một hiện tượng bất biến mà chúng có sự xuất hiện, thay đổi và chấm dứt. Trong thực tế, một quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt dưới tác động của ba điều kiện: quy phạm pháp luật, năng lực chủ thể và sự kiện pháp lý. Chúng ta đều biết, khơng có quy phạm pháp luật điều chỉnh một quan hệ xã hội nào
đó thì khơng thể xuất hiện quan hệ pháp luật tương ứng. Quan hệ pháp luật cũng không thể nảy sinh nếu khơng có các chủ thể, tức là các cá nhân hay tổ chức có năng lực chủ thể. Tuy nhiên, quy phạm pháp luật và chủ thể pháp luật mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để làm xuất hiện một quan hệ pháp luật nhất định. Quy phạm pháp luật chỉ có thể làm nảy sinh quan hệ pháp luật giữa các chủ thể nếu gắn liền với sự kiện pháp lý.
Sự kiện pháp lý là sự kiện thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của
chúng được pháp luật gắn với việc hĩnh thành, thay đổi hoặc chấm
dứt quan hệ pháp luật. Như vậy, sự kiện pháp lý bao giờ cũng là sự
kiện thực tế song không phải mọi sự kiện thực tế đều là sự kiện pháp lý. Sự kiện thực tế chỉ có thể trở thành sự kiện thực tế khi pháp luật xác định rõ điều đó.
* Phân loại sự kiện pháp lý
Sự kiện pháp lý trong xã hội rất phong phú, đa dạng nên việc phân loại chúng có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu cơ chế điều chỉnh của pháp luật cũng như đối với việc phân tích, đánh giá bản chất xã hội của quan hệ pháp luật. Trong khoa học pháp lý, sự kiện pháp lý thường được phân loại trên cơ sở ý chí, theo đó, được chia thành sự biến và hành vi.
Sự biến là những hiện tượng của đời sống xã hội khách quan
khơng phụ thuộc vào ý chí của con người (như thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh...), nhưng trong những trường hợp nhất định, pháp luật gắn sự tồn tại của chúng với sự phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật.
Hành vi là những sự kiện xảy ra theo ý chí của chủ thể quan hệ
pháp luật. Hành vi có thể là hành động (cách xử sự chủ động) hoặc không hành động (cách xử sự thụ động). Trong sự kiện pháp lý, hành vi chiếm đại bộ phận, được chia thành hành vi họp pháp (là xử sự phù hợp với yêu cầu của pháp luật) và hành vi vi phạm pháp luật (xử sự trái với yêu cầu của pháp luật).
Trong thực tế, một sự kiện pháp lý (sự biến hoặc hành vi) có thể làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một hay nhiều quan hệ pháp luật;
nhưng cũng có những trường hợp để xuất hiện, thay đổi hay chấm dứt một quan hệ pháp luật phải có nhiều sự kiện pháp lý với tư cách là một tập hợp sự kiện pháp lý. Nếu thiếu một trong các sự kiện cấu thành trong tập hợp đó thì quan hệ pháp luật không thể phát sinh, thay đổi hay chấm dứt.