V. VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 1 Vi phạm pháp luật
15 C.Má c Ănghen, tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật 1980, trang 19.
16 C.Mac và Ph.Angghen Toàn tập (In lần thứ 2). NXB. Chính trị quốc gia, Maxcova, 1955, tập 1, frang 14. tập 1, frang 14.
- Vi phạm pháp luật luôn phải là hành vi trái pháp luật. Pháp
luật điều chỉnh các quan hệ xã hội theo hướng khuyến khích, định hướng và bảo vệ các quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân tổ chức khác, đồng thời ngăn chặn, trừng trị các hành vi đi ngược lại các lợi ích trên. Hành vi vi phạm pháp luật, trước tiên nó là hành vi trái pháp luật, tức là không phù hợp với những quy định pháp luật, cụ thể là:
+ Không thực hiện những gì mà pháp luật yêu cầu: làm những điều pháp luật cấm (trộm cắp, giết người, cướp của) hoặc không làm những điều pháp luật bắt buộc phải làm (trốn thuế, không thực hiện nghĩa vụ quân sự).
+ Sử dụng quyền vượt quá giới hạn cho phép của pháp luật (vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng).
Như vậy, ngun tắc "cơng dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm" là tối cao khi xem xét vi phạm pháp luật. Do đó, những hành vi họp pháp hay hành vi trái với các quy định của các tổ
chức xã hội, trái với quy tắc tập quán, đạo đức, tín điều tơn giáo... mà khơng trái pháp luật thì khơng bị coi là vi phạm pháp luật.
- Vi phạm pháp luật phải có loi của chủ thể thực hiện hành vỉ
trái pháp luật. Khi truy cứu trách nhiệm pháp lý, các cơ quan có thẩm
quyền khơng chỉ dựa vào các yếu tố khách quan bên ngoài, mà còn phải xem xét các yếu tố chủ quan của chủ thể. Lỗi của chủ thể là yếu tố chủ quan, diễn ra ở trong đầu của chủ thể vi phạm pháp luật. Vậy lỗi là gì?
Lỗi được hiểu là trạng thái tâm lý cùa chủ thể vi phạm pháp luật đối với hành vi và đổi với hậu quả của hành vỉ đó. Cơ sở để phân tích
lỗi dựa vào 2 yếu tố của tâm lý chủ thể vi phạm là ý chí và lý trí của chủ thể đối với hành vi và đối với hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật. Một người bị coi là có lỗi khi họ có "tự do ý chí" khi lựa chọn hành vi xử sự. về lý trí, người đó có khả năng, điều kiện nhận thức được hành vi và nhận thức được hậu quả của hành vi. về ý chí họ có điều kiện tự lựa chọn, quyết định hành vi của mình. Tức là chủ thể đó có khả năng nhận thức các quy định của pháp luật, nhận thức được tính chất của hành vi do mình thực hiện, được tự do quyết định lựa chọn phương án xử sự cho mình. Trong trường hợp chủ thể nhận thức được việc làm của mình là nguy hiểm cho xã hội và trái pháp luật, chủ thể có thể lựa chọn hành vi khác hợp pháp, nhưng họ vẫn tự lựa chọn cho mình cách xử sự trái pháp luật. Khi đó, chủ thể đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi trái pháp luật và do đó phải chịu trách nhiệm về những hành vi đó. Chính vì vậy, một người thực hiện hành vi trái pháp luật được thực hiện trong điều kiện bất khả kháng hay sự kiện bất ngờ đều khơng phải là vi phạm pháp luật vì chủ thể khơng có khả năng nhận thức và lựa chọn được cách xử sự phù hợp với yêu cầu của pháp luật.
Ví dụ: Khi kinh doanh, thương nhân phải có nghĩa vụ nộp thuế. Trước nghĩa vụ này, thương nhân có 2 cách xử sự: thứ nhất là nộp thuế theo quy định của pháp luật; thứ 2 không nộp thuế thì sẽ trái pháp luật, gây thất thu cho nhà nước, nhưng thương nhân sẽ được lợi. Thương nhân có điều kiện để thực hiện phương án thứ nhất, nhưng với sự tự do ý chí, thương nhân lại chọn phương án 2 thì thương nhân bị coi
là có lỗi. Cịn nếu thương nhân vì sự cạnh tranh quá khốc liệt dẫn đến bị phá sản nên khơng có khả năng để nộp đủ thuế cho nhà nước thì lại khơng có lỗi.
Lý do chỉ coi là vi phạm pháp luật khi chủ thể thực hiện hành vi có lỗi đó là: mọi chủ thể vi phạm pháp luật đều phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý - hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể. Mục đích của việc gánh chịu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật là giáo dục người vi phạm. Mục đích giáo dục đó chỉ đạt được khi trách nhiệm pháp lý đặt ra chỉ với những người có lỗi.
Đến đây, có thể khẳng định ràng: Tất cả mọi vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi trái pháp luật, nhưng ngược lại, không phải tất cả mọi hành vi trái pháp luật đều bị coi là vi phạm pháp luật. Chỉ những hành vi trái pháp luật nào có lỗi (được chủ thể thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý) mới có thể bị coi là vi phạm pháp luật.
- Vi phạm pháp luật phải do các chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng của chủ thể tự mình gánh chịu trách nhiệm pháp lý do nhà nước áp dụng khi chủ thể vỉ phạm pháp luật.
Đối với con người có năng lực trách nhiệm pháp lý là người mà tại thời điểm thực hiện hành vi trái pháp luật ở trong trạng thái bình thường và hồn tồn có khả năng nhận thức được đầy đủ tính chất thực tế và tính chất pháp lý của hành vi do mình thực hiện, cũng như có khả năng điều khiển được đầy đủ hành vi đó. Nói cách khác, một người có năng lực trách nhiệm pháp lý là một người mà tại thời điểm thực hiện hành vi trái pháp luật có đầy đủ hai tiêu chí sau:
+ Tiêu chí tâm lý: Có khả năng nhận thức được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật của hành vi do mình thực hiện (lý trí), cũng như khả năng điều khiển được đầy đủ hành vi đó (ý chí). Tiêu chí này thường được đánh giá căn cứ vào độ tuổi. Khi cịn ít tuổi, trẻ em có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình nhưng do chưa phát triển đầy đủ về thể lực, trí lực và tâm sinh lý nên chúng chưa có khả năng nhận thức và đánh giá hết được những hậu quả do
hành vi của chúng gây ra cho xã hội, nên nhà nước không bắt chúng phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình và do đó khơng quy định năng lực trách nhiệm pháp lý đối với chúng. Khi cá nhân đạt đến một độ tuổi nhất định, sẽ nhận thức, đánh giá được hành vi và hậu quả gây ra cho xã hội nên anh ta phải tự mình gánh chịu trách nhiệm pháp lý. Độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý của con người được pháp luật qui định khác nhau trong mỗi loại quan hệ xã hội khác nhau hoặc phụ thuộc vào tầm quan trọng, tính chất của quan hệ xã hội đó. Ví dụ: tuổi thấp nhất phải chịu năng lực trách nhiệm hình sự là 14 tuổi, Luật Dân sự là 18 tuổi...
+ Tiêu chí y học: Trạng thái bình thường (khơng bị bệnh tâm thần hoặc bệnh lý khác làm mất hoàn toàn khả năng nhận thức). Mặc dù chủ thể đủ độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý nhưng do bị bệnh mà chủ thể không thể nhận thức, lựa chọn và điều khiển được hành vi của mình thì chủ thể cũng không phải chịu trách nhiệm pháp lý. Chẳng hạn, Điều 12 Bộ luật Hình sự 1999 qui định: Người thực hiện
hành vỉ nguy hiểm cho xã hội khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự.
Đối với tổ chức, khi tổ chức đủ điều kiện tham gia vào quan hệ pháp luật thì tổ chức cũng có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý. Các hành vi của những người đại diện hợp pháp của tổ chức sẽ làm phát sinh trách nhiệm của tổ chức. Ví dụ: giám đốc của cơng ty trách nhiệm hữu hạn ký kết họp đồng với cơng ty khác, sau đó lại vi phạm hợp đồng thì cơng ty đó bị coi là vi phạm hợp đồng và phải bồi thường.
Như vậy, những hành vi trái pháp luật nhưng khi thực hiện chúng các chủ thể khơng có hoặc chưa có năng lực trách nhiệm pháp lý theo qui định của pháp luật thì khơng bị coi là vi phạm pháp luật.
Từ những dấu hiệu trên, có thể hiểu: Vi phạm pháp luật là hành
vỉ (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật và có loi do chù thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách cố ỷ hoặc vô ỷ, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ.
b/ Các loại vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật rất đá dạng và cách xử lý của nhà nước đối với mỗi loại vi phạm pháp luật cũng khác nhau, vì vậy cần phải phân loại vi phạm pháp luật thành các loại khác nhau để dễ nghiên cứu và áp dụng các biện pháp đấu tranh phịng chống có hiệu quả. Có nhiều căn cứ để phân loại vi phạm pháp luật.
Căn cứ vào các loại quan hệ mà pháp luật bảo vệ bị xâm hại có thể chia vi phạm pháp luật thành: vi phạm pháp luật về tài chính, vi phạm pháp luật về lao động, vi phạm pháp luật về đất đai...
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật có thể phân chia thành các loại sau:
+ Vi phạm hình sự (tội phạm): "là hành vỉ nguy hiểm cho xã hội
được quỵ định trong Bộ luật Hình sự của Nhà nước, do người có năng lực trách nhiệm hĩnh sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ỷ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kỉnh tế, nền văn hố, quốc phịng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhăn phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cơng dân, xâm phạm các lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa"11. Đây là loại vi phạm
pháp luật nguy hiểm nhất cho xã hội. Nó thường gây thiệt hại đến các lĩnh vực quan hệ xã hội quan trọng nhất của nhà nước như: chủ quyền quốc gia, tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự con người.... Các chủ thể của loại vi phạm này sẽ bị nhà nước trừng phạt nghiêm khắc nhất, như tù có thời hạn, chung thân hoặc tử hình. Loại hành vi và chế tài này do Luật Hình sự quy định.
+ Vi phạm hành chính: Là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện
một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại các quy tắc quản lý nhà nước mà khơng phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chỉnh. Hành vi này cũng do cá nhân hoặc tổ chức gây ra.
Lĩnh vực quan hệ xã hội mà nó xâm hại là các quan hệ quản lý hành