Dựa vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 87 - 88)

thuộc các ngành luật khác nhau trong hệ thống pháp luật mà có thể phân thành quy phạm pháp luật Hình sự; quy phạm pháp luật Dân sự,

quy phạm pháp Luật Hành chính; quy phạm pháp luật kinh tế; quy phạm pháp luật lao động; quy phạm pháp luật tài chính; quy phạm

pháp luật đất đai v.v...

- Căn cứ vào nội dung quy phạm pháp luật, mà có thể phân thành quy phạm pháp luật định nghĩa, quy phạm pháp luật điều chỉnh:

+ Quy phạm pháp luật định nghĩa: Là quy phạm có nội dung giải

thích, hoặc xác định một vấn đề nào đó, hoặc nêu khái niệm pháp lý mà không nêu cách xử sự hoặc hậu quả phải chịu nếu chủ thể không

xử sự đúng.

Ví dụ: Khoản 20 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy

định: "Quốc tịch của doanh nghiệp là quốc tịch của nước, vùng lãnh

thổ nơi doanh nghiệp thành lập, đăng ký kinh doanh".

+ Quy phạm pháp luật điều chỉnh: Là quy phạm có nội dung trực

tiếp điều chỉnh các hoạt động của các tổ chức, hoặc các hành vi của một con người nào đó.

Ví dụ: Khoản 2 Điều 1 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2003 quy định: "Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ".

- Căn cứ vào tính chất mệnh lệnh của quy phạm mà phân thành quy phạm bắt buộc và quy phạm tùy nghi:

+ Quy phạm bắt buộc là quy phạm quy định cách xử sự chặt chẽ (xử sự theo một cách thức nhất định).

+ Quy phạm tùy nghi là quy phạm cho phép chủ thể lựa chọn cách xử sự.

- Căn cứ vào mệnh lệnh nêu trong phần quy định của quy phạm pháp luật mà có thể chia quy phạm pháp luật thành quy phạm pháp luật dứt khốt, quy phạm pháp luật khơng dứt khốt và quy phạm hướng dẫn:

+ Quy phạm pháp luật dứt khốt đó là những quy phạm mà phần quy định chỉ nêu lên cách xử sự rõ ràng, dứt khoát.

+ Quy phạm pháp luật khơng dứt khốt là quy phạm mà phần quy định nêu lên nhiều cách xử sự và cho phép chủ thể chọn cho mình cách xử sự phù hợp.

+ Quy phạm pháp luật hướng dẫn là những quy phạm mà phần quy định thường đưa ra những khuyên nhủ, những hướng dẫn để các chủ thể tự giải quyết các công việc nhất định.

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)