Pháp luật XHCN có quan hệ mật thiết với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản.

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 49 - 52)

trương, chính sách của Đảng Cộng sản.

Trong mối quan hệ này, đường lối chính sách của Đảng giữ vai trị chủ đạo: đường lối, chính sách của Đảng chỉ đạo phương hướng xây dựng pháp luật, chỉ đạo nội dung pháp luật và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật. Pháp luật luôn phản ánh đường lối chính sách của Đảng, là sự thể chế hóa (cụ thể hóa) đường lối, chính sách của Đảng thành các qui định chung thống nhất trên quy mô toàn xã hội. Trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa cũng như trong công tác tổ chức thực hiện pháp luật phải thấm nhuần các quan điểm thể hiện trong các đường lối chủ trương chính sách của Đảng để thể chế hóa thành hệ thống các quy phạm pháp luật phù hợp và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên, pháp luật cũng có tính độc lập tương đối của nó. Pháp luật cũng có sự tác động mạnh mẽ tới đường lối, chính sách của Đảng. Thực tiễn cho thấy, nếu sử dụng tốt công cụ pháp luật, thì đường lối, chính sách của Đảng sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống. Thông qua pháp luật, các đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng được triển khai một cách

nhanh chóng, cụ thể và trên quy mơ rộng lớn nhất. Thực tiễn pháp lý

là môi trường để kiểm nghiệm tính đúng đắn và hiệu quả thực hiện các đường lối, chính sách và quan điểm của Đảng.

- Pháp luật xã hội chủ nghĩa có quan hệ chặt chẽ với chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Trong mối quan hệ này kinh tế giữ vai trò quyết định đối với

pháp luật; pháp luật luôn phản ánh trình độ phát triển của chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa. Mọi sự thay đổi của chế độ kinh tế sẽ dẫn đến những thay đổi tương ứng của pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật với những đặc điểm đặc thù của mình sẽ có sự tác động trở lại một cách mạnh mẽ đối với sự phát triển của chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Nếu pháp luật phản ánh đúng trình độ phát triển của nền kinh tế, nó sẽ có vai trị tích cực, thúc đẩy nền kinh tế phát triển; ngược lại sẽ có tác động tiêu cực. Cho nên, trong xây dựng pháp luật, cũng như trong tổ chức thực hiện pháp luật phải có quan điểm gắn lý luận với thực tiễn, phải xuất phát và căn cứ vào điều kiện cụ thể trong mỗi giai đoạn nhất định của đất nước để xây dựng và thực hiện pháp luật một cách phù hợp. Trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế nước ta đang chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý và điều

tiết của nhà nước, việc xác định đúng tính chất, đặc điểm, trình độ

phát triển của nền kinh tế, dự báo đúng hướng phát triển tiếp theo

để xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, phù hợp là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Từ những phân tích trên, có thể đi đến định nghĩa về pháp luật xã hội chủ nghĩa: Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống các quy tắc xử

sự mang tính bắt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng, do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước trên cơ sở giáo dục, thuyết phục mọi người tơn trọng và thực hiện.

c/ Vai trị pháp luật xã hội chủ nghĩa

- Pháp luật là phương tiện để thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng.

Trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản là chính Đảng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Để thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với tồn xã hội, Đảng đã sử dụng nhiều phương pháp và hình thức khác nhau, trong đó pháp luật có tầm quan trọng đặc biệt. Do đó, pháp luật trở thành phương tiện để thể chế hóa đường lối lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, Đảng không phải là người trực tiếp ban hành pháp luật và sử dụng pháp luật mà phải thông qua nhà nước. Nhà nước ban hành pháp luật để cụ thể hóa, ghi nhận đường lối chính sách của Đảng. Vì thế, sai lầm về đường lối chính sách và cả những sai lầm trong việc thể chế hóa đường lối chính sách đó đều là những sai lầm mà tồn xã hội phải gánh chịu. Mặt khác, thơng qua pháp luật, Đảng cũng kiểm tra được tính hiệu quả trong các đường lối chính sách của mình khi triển khai trong thực tiễn.

Tuy nhiên cũng cần phải thấy rõ và phân định giữa pháp luật và đường lối chính sách của Đảng. Pháp luật thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng, nên pháp luật và đường lối chính sách của Đảng về cơ bản là thống nhất nhau; đường lối chính sách của Đảng là “linh hồn” của pháp luật. Tuy vậy, pháp luật và đường lối chính sách của Đảng khơng hề đồng nhất, là hai phạm trù khác nhau thuộc kiến trúc thượng tầng. Cho nên, cần nhận thức rõ rằng, đường lối chính sách của Đảng không phải là pháp luật, và Đảng không phải là một tổ chức đứng ngoài pháp luật. Một khi đường lối chính sách của Đảng được thể chế hóa thành pháp luật thì nó cũng ràng buộc trách nhiệm thực hiện đối với mọi cá nhân, tổ chức nói chung và Đảng nói riêng.

- Pháp luật XHCN là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội Pháp luật, với tư cách là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, có vai trị đặc biệt quan trọng trong đảm bảo sự ổn định và phát triển năng động của các quan hệ xã hội. Đối với Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định vai trò hàng đầu của pháp luật trong quản lý nền kinh tế thị trường và các mặt khác của đời sống xã hội. Chính vì vậy, Điều 12 Hiến pháp 1992 ghi nhận: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”.

- Pháp luật XHCN bảo đảm thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền lực nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội

Dân chủ là thuộc tính của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Việc tăng cường hiệu lực và phát huy vai trò của nhà nước trong quản lý mọi mặt của đời sống xã hội ln gắn liền với q trình thực hiện và mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền lực của nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội. Với bản chất và những đặc điểm đặc thù của mình, nhà nước xã hội chủ nghĩa giữ vị trí trung tâm trong hệ thống chính trị, tác động mạnh mẽ tới tất cả các bộ phận hợp thành của hệ thống chính trị, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của sự tác động trở lại của các bộ phận đó. Vì vậy, việc thiết lập và thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được biểu hiện trước hết ở sự củng cố và hồn thiện hệ thống chính trị.

Để củng cố và hồn thiện hệ thống chính trị cần thiết phải xác định rõ cơ cấu tổ chức, vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức (mỗi bộ phận họp thành) trong hệ thống chính trị; xác định đúng đắn mối quan hệ qua lại của tất cả các bộ phận của tồn bộ hệ thống, từ đó xác lập những nguyên tắc và quy định phù hợp giữa các bộ phận trong hệ thống chính trị.

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)