1. Khái niệm, đặc điểm quan hệ pháp luật
a/Khái niệm
Thực tế lịch sử cho thấy, xã hội nào cũng vậy, đều là “sản
phẩm của sự tác động lẫn nhau giữa con người”14. Điều đó thể hiện
ở chỗ, con người khơng thể tồn tại ngồi xã hội và xã hội cũng khơng thể tồn tại nếu khơng có con người. Vì thế, xã hội là hệ thống các quan hệ phức tạp, đa dạng nảy sinh giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tổ chức, giữa cá nhân với nhà nước v.v... Các quan hệ này được gọi là quan hệ xã hội, chúng phát sinh trong quá trình sản xuất và phân phối của cải vật chất, trong việc nhằm thỏa mãn các nhu cầu văn hóa tinh thần cũng như trong việc bảo vệ lợi ích xã hội và các thành viên của nó.
14 Mác - Ăngghen tồn tập, tập 27, tr. 402.
Sự hình thành và phát triển các quan hệ xã hội chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, song vấn đề quyết định nhất vẫn là do điều kiện sản xuất và sinh hoạt vật chất của xã hội đó. Như vậy, quan hệ xã hội ln ln tồn tại khách quan, khơng lệ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Tính khách quan của chúng thể hiện ở chỗ con người sống trong xã hội khơng thể đặt mình ngồi những mối liên hệ xã hội. Tuy nhiên, sự tồn tại, vận động và phát triển của các quan hệ xã hội lại tùy thuộc vào cách thức xử sự của con người. Nói cách khác, thơng qua cách thức xử sự của con người thì có thể tác động đến các quan hệ xã hội khách quan, hướng sự phát triển của chúng phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị và cộng đồng xã hội nói chung.
Quan hệ xã hội rất đa dạng và phong phú như quan hệ gia đình, quan hệ lao động, quan hệ tài sản, quan hệ đạo đức, quan hệ chính trị v.v... Chính tính đa dạng của quan hệ xã hội dẫn đến sự phong phú của các hình thức tác động đến chúng. Trong lịch sử, người ta đã sử dụng rất nhiều loại quy phạm xã hội khác nhau để điều chỉnh các quan hệ xã hội như quy phạm đạo đức, các tín điều tôn giáo, phong tục, tập quán, các quy phạm pháp luật... Tuy nhiên, hiệu quả tác động đến các
quan hệ xã hội của mỗi loại quy phạm có sự khác nhau, vì vậy, việc lựa chọn loại quy phạm xã hội nào cần áp dụng có ý nghĩa rất lớn đối với việc đạt mục đích mà con nguời đặt ra. Trong hệ thống các quy phạm xã hội, quy phạm pháp luật có vị trí đặc biệt quan trọng, được áp dụng mang tính hiệu quả nhất. Bởi vậy, trong xã hội có giai cấp, nhà nước đã sử dụng hệ thống các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội quan trọng nhằm đảm bảo cho chúng phát triển phù hợp với ý chí và lợi ích của mình. Việc dùng quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội đã làm cho các quan hệ ấy có tính chất pháp lý, nghĩa là đã quy định cho các bên tham gia quan hệ xã hội đó có các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. Do vậy, có thể xác định, quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được điểu
chỉnh bằng quy phạm pháp luật, làm cho các bên tham gia quan hệ đó có quyền và nghĩa vụ pháp lý.
b/Đặc điểm của quan hệ pháp luật
Là một dạng quan hệ xã hội đặc biệt, quan hệ pháp luật có những đặc điểm sau đây:
Một là, quan hệ pháp luật là một loại quan hệ thuộc kiến trúc
thượng tầng, vì vậy, nó có sự tác động biện chứng với cơ sở hạ tầng xã hội. Lịch sử loài người cho thấy, trong các xã hội có giai cấp, các kiểu quan hệ sản xuất nhất định sẽ sản sinh ra kiểu quan hệ pháp luật tương ứng với nó. Vì vậy, trình độ, tính chất của quan hệ sản xuất là yếu tố quy định nội dung và tính chất của quan hệ pháp luật. Đến lượt mình, quan hệ pháp luật cũng có tác động ảnh hưởng rất lớn tới sự vận động, phát triển của cơ sở kinh tế - xã hội.
Hai là, quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội có ý chí. Điều này
được thể hiện trên một số khía cạnh sau đây:
- Quan hệ pháp luật nảy sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật mà nội dung của quy phạm pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước. Nhà nước dùng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm đảm bảo trật tự xã hội theo mong muốn của mình.
- Khi tham gia các quan hệ pháp luật, các chủ thể thể hiện ý chí của mình thơng qua việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý.
- Có những quan hệ pháp luật mà sự hình thành đòi hỏi cả hai
bên chủ thể phải thể hiện ý chí (chẳng hạn quan hệ hợp đồng) nhưng
cũng có loại quan hệ pháp luật được hình thành trên cơ sở ý chí của
nhà nước (ví dụ quan hệ pháp luật Hình sự).
Ba là, quan hệ pháp luật hình thành trên cơ sở sự điều chỉnh của
pháp luật nên mang tính giai cấp sâu sắc. Việc lựa chọn quan hệ xã hội nào để điều chỉnh và điều chỉnh các quan hệ xã hội đó như thế nào
phụ thuộc vào ý chí của giai cấp nắm quyền lực nhà nước.
Bổn là, quan hệ pháp luật được đảm bảo bằng quyền lực nhà
nước. Nhà nước thơng qua các thiết chế của mình để đảm bảo cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện trong cuộc sống.
2. Phân loại quan hệ pháp luật
Sự đa dạng, phong phú của các loại quan hệ xã hội cũng như quy
phạm pháp luật điều chỉnh chúng dẫn đến sự hình thành nhiều loại
quan hệ pháp luật. Vì thế, trong khoa học pháp lý cũng như trong thực
tiễn, việc phân loại các quan hệ pháp luật có thể dựa vào nhiều tiêu chí
khác nhau.