Pháp luật xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 47 - 48)

- Tính được đảm bảo bằng nhà nước

3. Pháp luật xã hội chủ nghĩa

a/Sự ra đời pháp luật xã hội chủ nghĩa

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã chỉ ra rằng, sự xuất hiện xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan. Các tiền đề dẫn đến sự hình thành kiểu nhà nước XHCN cũng là những tiền đề dẫn đến sự xuất hiện kiểu pháp luật tương ứng. Ở Việt Nam, ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành cơng, Nhà nước Dân chủ cộng hịa non trẻ đứng trước nhiệm vụ cấp thiết là phải xóa bỏ hệ thống pháp luật thực dân - phong kiến và xây dựng hệ thống pháp luật mới thể hiện ý chí và lợi ích của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động, kịp thời trấn áp các phần tử chống đối cách mạng, tổ chức quản lý xã hội, giữ vững độc lập dân tộc. Xã hội không thể sống một ngày nếu thiếu pháp luật, nhưng việc xây dựng hệ thống pháp luật mới có tính khả thi cao khơng

phải là đơn giản mà cần thiết phải có thời gian và những điều kiện nhất định. Trước tình hình đó, Nhà nước ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương tạm thời áp dụng các quy định của pháp luật cũ, miễn là nội dung khơng trái với các ngun tắc độc lập và chính thể dân chủ cộng hòa (Sắc lệnh số 47-SL ngày 10/10/1945). Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khẩn trương xây dựng những văn bản pháp luật mới. Cùng với sự phát triển của nhà nước, pháp luật xã hội chủ nghĩa ở nước ta cũng được phát triển và ngày càng hoàn chỉnh, đồng bộ.

b/Bản chất pháp luật xã hội chủ nghĩa

Xét ở góc độ chung, cũng như các kiểu pháp luật khác, pháp luật xã hội chủ nghĩa có bản chất vừa thể hiện tính giai cấp vừa thể hiện tính xã hội và cũng có những đặc trưng cơ bản của pháp luật nói chung. Tuy nhiên, vì xuất phát từ cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và hệ tư tưởng trong chủ nghĩa xã hội, cho nên pháp luật xã hội chủ nghĩa có những đặc thù riêng:

- Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động

Đây là nét khác biệt căn bản so với các kiểu pháp luật khác. Các kiểu pháp luật trước đó đều có chung bản chất là thể hiện ý chí của thiểu số giai cấp bóc lột, là cơng cụ để bảo vệ lợi ích của giai cấp đó. Trái lại, pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, là số đông chiếm tuyệt đại đa số trong dân cư.

Pháp luật xã hội chủ nghĩa là “pháp luật thực sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động”11. Vì pháp luật xã hội chủ nghĩa dễ dàng được đông đảo quần chúng tôn trọng và thực hiện một cách đầy đủ và tự giác. Tuy nhiên, trong thời kỳ quá độ, tùy thuộc vào tình hình cụ thể của sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thống nhất và chưa thống nhất về lợi ích của các tầng lớp xã hội khác nhau, việc thể hiện ý chí đó cũng phải tính đến một cách tồn diện những yếu tố, điều kiện và sự khác nhau đó.

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)