Các loại chế tài: Căn cứ vào tính chất và biện pháp mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 86 - 87)

quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật mà người ta chia thành các loại sau:

+ Chế tài hình sự (hĩnh phạt): Là biện pháp pháp lý của Nhà

nước dự kiến sẽ áp dụng đối với các hành vi vi phạm pháp luật được xem là tội phạm. Chế tài hình sự gồm: các hình phạt chính như: phạt cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo không giam giữ; trục xuất; tù có thời hạn; tù chung thân; tử hình. Các hình phạt bổ sung gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính; trục xuất khi khơng áp dụng là hình phạt chính. Chế tài hình sự chỉ áp dụng đối với cá nhân mà không áp dụng đối với pháp nhân hoặc các tổ chức.

+ Chế tài dân sự: Là biện pháp pháp lý mà các cơ quan nhà

nước có thẩm quyền dự kiến sẽ áp dụng đối với các chủ thể vi phạm các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân, bao gồm trách nhiệm vật chất; bồi thường thiệt hại và phạt bội ước. Chế tài dân sự được áp dụng đối với các cá nhân, pháp nhân và tổ chức.

+ Chế tài hành chính: Là biện pháp pháp lý mà Nhà nước dự

kiến sẽ áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân khi họ vi phạm các quy định trong quản lý hành chính nhà nước. Chế tài hành chính: gồm các biện pháp phạt chính như: phạt cảnh cáo, phạt tiền và các biện pháp phạt bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, tước giấy phép hành nghề (Ví dụ: tước giấy phép lái xe).

+ Chế tài kỷ luật: Là biện pháp pháp lý mà Nhà nước dự kiến sẽ

áp dụng đối với cán bộ, công chức, người lao động, học sinh, sinh

viên khi họ vi phạm kỷ luật công vụ, kỷ luật lao động, kỷ luật học tập.

Các loại chế tài kỷ luật gồm: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc

thôi việc, sa thải, chuyển sang làm việc khác có mức lương thấp hơn.

c/Phãn loại quy phạm pháp luật

Hiện nay có rất nhiều quy phạm pháp luật, vì vậy cũng có rất

nhiều cách phân chia chúng:

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Bùi Thị Thanh Tuyết (Chủ biên) (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)