Điều 66, 67 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 2 (Trang 25 - 28)

3.2.2. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế góp vào tổ chức kinh tế

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế được hiểu là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp nhằm mục đích lợi nhuận và khơng tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Với hình thức này, nhà đầu tư thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của tổ chức kinh tế mà không tham gia trực tiếp vào việc ra quyết định, quản trị tổ chức kinh tế. Hình thức đầu tư này được hiểu là đầu tư gián tiếp. Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thơng qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khốn và thơng qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Tiêu chí khơng tham gia vào việc quản lý hoạt động đầu tư được đặt ra để phân biệt với hoạt động đầu tư trực tiếp (có sự tham gia quản lý của nhà đầu tư). Tuy nhiên, khi nhà đầu tư mua một lượng lớn vốn, cổ phần của tổ chức kinh tế khiến nhà đầu tư có thể chi phối hoạt động ra quyết định của tổ chức kinh tế, khi đó, hoạt động đầu tư này sẽ trở thành đầu tư trực tiếp.

Ở hình thức đầu tư này, Luật Đầu tư năm 2014 đã xây dựng theo hướng khẳng định quyền của nhà đầu tư trong việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 và trên cơ sở đáp ứng các điều kiện, thủ tục được quy định trong Luật Đầu tư năm 2014. Doanh nghiệp nhận vốn góp hoặc bán cổ phần, phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp để tham gia quản lý hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 và pháp luật có liên quan. Doanh nghiệp nhận sáp nhập, mua lại kế thừa các quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Nhà đầu tư nước ngồi khi góp vốn, mua cổ phần phải thực hiện đúng các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

về tỷ lệ góp vốn, hình thức đầu tư và lộ trình mở cửa thị trường. Khi sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 về điều kiện tập trung kinh tế của pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về doanh nghiệp; đáp ứng điều kiện đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

Đối với hình thức đầu tư này, thủ tục đầu tư sẽ đơn giản hơn, chỉ bắt buộc áp dụng đối với một số trường hợp nhất định: Đó là trường hợp có liên quan đến nhà đầu tư nước ngồi, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp theo trình tự các bước sau: (i) đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; (ii) thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014; (iii) điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014.

- Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây:

Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào các tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải thực hiện thủ tục đăng ký khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế theo qui định của Luật. Cụ thể là trong các trường hợp sau: (i) Nhà đầu tư nước ngồi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài; (ii) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư năm 2014 nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.

- Thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014:

Căn cứ vào Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần và cổ đơng là nhà đầu tư nước ngồi, trừ trường

hợp đối với công ty niêm yết; thay đổi những nội dung khác trong hồ sơ đăng ký kinh doanh. Khi thay đổi cổ đông, thành viên trong tổ chức kinh tế thì phải thơng báo bằng văn bản đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi. Sau đó, cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì phải thơng báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết.

- Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014:

Nhà đầu tư nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư năm 2014 tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính. Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật Đầu tư năm 2014, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Nhà đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Đầu tư năm 2014 thì thực hiện thủ tục thay đổi cổ đơng, thành viên theo quy định của pháp luật khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Luật Đầu tư năm 2014.

3.2.3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 2 (Trang 25 - 28)