Về thẩm quyền
Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, có thẩm quyền quyết định đối với những kế hoạch phát triển chung của cả quốc gia. Vì vậy những dự án cần có sự thơng qua của Quốc hội là những dự án đầu tư ra nước ngồi có quy mơ lớn, có mức độ ảnh hưởng sâu rộng tới các lĩnh vực, đời sống hoặc có khả năng đóng góp lớn cho nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, nếu số lượng dự án yêu cầu có sự chấp thuận của Quốc hội quá lớn sẽ dẫn tới trở ngại về tâm lý của nhà đầu tư khi muốn thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài. Hơn nữa, việc Quốc hội là một cơ chế hoạt động tập thể, không tồn tại thường trực liên tục cũng khiến cho việc thông qua các quyết định chủ trương đầu tư cần có thời gian dài và thủ tục phức tạp hơn. Do đó, để đảm bảo cơ chế khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, việc quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội là cần thiết, tuy nhiên cần được giới hạn trong một phạm vi phù hợp, chỉ điều chỉnh đối với những dự án thực sự cần thiết.
Hiện nay, các tiêu chí được đặt ra đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội là:
- Tiêu chí dự án có quy mơ vốn lớn (vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên): Quy mô vốn lớn là một trong những yếu tố không thể thiếu trong việc xác định tầm ảnh hưởng của một dự án đầu tư. Với những dự án đầu tư ra nước ngồi, đặc trưng của nó là việc sử dụng tài sản, thu nhập của nhà đầu tư tại Việt Nam để thực hiện hoạt động kinh doanh, đầu tư tại một lãnh thổ khác, vì vậy việc kiểm sốt đối với việc di chuyển của dòng vốn là hết sức quan trọng, tránh những sai phạm về pháp luật quản lý ngoại hối. Với những dự án có quy mơ vốn lớn, việc cho phép triển khai dự án cần được kiểm sốt chặt chẽ hơn, cũng cần tính tới những tác động nhiều mặt của nó, do đó, cơ quan Nhà nước phù hợp nhất để tham gia vào cơng việc này chính là cơ quan có thể đại diện cho ý chí của mọi tầng lớp trong xã hội, có quyền quyết định đối với mọi lĩnh vực của quốc gia, đó chính là Quốc hội. Mặt khác, cần xem xét đến quy mơ vốn như thế nào thì mới cần tới sự điều chỉnh này. Hiện nay, quy mô vốn được đặt ra là từ 20.000 tỷ đồng trở lên. Việc quy định số vốn cụ thể giúp cho việc áp dụng, triển khai luật được minh bạch, rõ ràng hơn, tuy nhiên ấn định một con số lại khiến cho luật khó có tính ổn định lâu dài do những thay đổi trong nền kinh tế như tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đối...
- Tiêu chí dự án có cơ chế, chính sách đặc biệt: Trái với tiêu chí cụ thể về số vốn, tiêu chí dự án cần áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt do Quốc hội quyết định lại là một tiêu chí mang tính định tính, trao nhiều thẩm quyền hơn cho Quốc hội trong việc xem xét dự án như thế nào thì được coi là cần áp dụng những thủ tục đặc biệt. Đây thường là những dự án trong các ngành nghề, lĩnh vực đặc thù, hoặc khi triển khai dự án có thể tác động lớn tới các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội chung của cả đất nước.
Về hồ sơ, trình tự tiến hành
Thủ tục đầu tư ra nước ngoài của các dự án cần phải xin quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội bắt đầu bằng việc nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để xét duyệt. Bộ hồ sơ dự án đầu tư bao gồm những tài liệu:
- Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngồi;
- Các giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của nhà đầu tư với tư cách một chủ thể đầu tư: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức; Quyết định đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư hoặc của cơ quan quản lý đối với doanh nghiệp Nhà nước.
- Các giấy tờ mô tả cụ thể dự án cần xin quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm: Đề xuất dự án đầu tư: mục tiêu, quy mơ, hình thức, địa điểm đầu tư, xác định sơ bộ vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn, tiến độ thực hiện dự án, các giai đoạn đầu tư (nếu có); phân tích sơ bộ hiệu quả đầu tư của dự án;
- Các tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của cơng ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư; cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ bằng văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;
- Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và cơng nghệ, nhà đầu tư cịn cần nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Các văn bản trên đảm bảo chứng minh được tính hợp pháp của việc thực hiện dự án đầu tư ở nước ngồi cũng như tính khả thi của các dự án này.
Thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội được tiến hành thông qua các cơ quan đầu mối sau:
Nhà đầu tư Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hội đồng thẩm định Nhà nước CQ chủ trì thẩm tra của Quốc hội Quốc hội
Bảng 3: Sơ đồ quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội
Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý về hoạt động đầu tư là Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ dự án đầu tư, các văn bản, báo cáo gửi cơ quan nhà nước Việt Nam được làm bằng tiếng Việt. Trường hợp hồ sơ dự án đầu tư có tài liệu được làm bằng tiếng nước ngồi thì nhà đầu tư nộp bản sao hợp lệ tài liệu bằng tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch tiếng Việt.75
Bước 2: Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ để thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ dự án đầu tư. Hội đồng thẩm định nhà nước tiến hành tổ chức thẩm định và lập báo cáo trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập. Đây là khâu rất quan trọng trong q trình đưa ra ý kiến thơng qua quyết định chủ trương đầu tư. Hội đồng thẩm định nhà nước thường bao gồm người đứng đầu của các cơ quan, tổ chức chuyên ngành có liên quan tới dự án đầu tư (như lĩnh vực đầu tư, tài chính của dự án...). Hội đồng sẽ xem xét những khía cạnh có liên quan và đưa ra ý kiến tư vấn về những tác động của dự án đối với các lĩnh vực kinh tế, xã hội, cân nhắc giữa những lợi ích mà dự án đem lại cũng như những yếu tố hạn chế, hậu quả kinh tế, xã hội... cũng như tính khả thi của dự án. Báo cáo thẩm định mà Hội đồng đưa ra bao gồm các nội dung:
- Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; - Tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
75 Điều 5, Nghị định số 83/2015/NĐ-CP.
- Sự cần thiết thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài;
- Sự phù hợp của dự án; những nội dung cơ bản của dự án: quy mơ, hình thức đầu tư, địa điểm, thời hạn và tiến độ thực hiện dự án, vốn đầu tư, nguồn vốn;
- Đánh giá mức độ rủi ro tại quốc gia đầu tư;76
Có thể thấy đây là báo cáo tổng quát nhất về tất cả các mặt của dự án, không chỉ cung cấp thông tin giúp Quốc hội đưa ra quyết định mà còn cung cấp tư liệu giúp nhà đầu tư có thể dự liệu cũng như sửa đổi, bổ sung giúp dự án có được tính khả thi và khả năng triển khai hiệu quả nhất.
Bước 3: Sau khi lập báo cáo thẩm định, Hội đồng thẩm định Nhà nước kết thúc nhiệm vụ và giải tán, báo cáo thẩm định được trình lên Chính phủ. Chính phủ tiến hành xem xét và gửi báo cáo này kèm theo hồ sơ dự án của nhà đầu tư thành bộ hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội chậm nhất 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội gần nhất.
Bước 4: Cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội trình bộ hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư để Quốc hội xem xét dự án tại kỳ họp gần nhất. Quốc hội sau khi xem xét sẽ đưa ra quyết định thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư ra nước ngồi hoặc khơng thơng qua. Nội dung Nghị quyết cần thể hiện được những vấn đề quyết định của dự án như: Nhà đầu tư thực hiện dự án; Mục tiêu, địa điểm đầu tư; Vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư; Tiến độ góp vốn, huy động vốn và tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài; Những ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (nếu có).