Bảo đảm sự quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngồ

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 2 (Trang 69 - 74)

Đầu tư năm 2014 cũng thể hiện sự khác biệt trong chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngồi so với Luật Đầu tư năm 2005 để phù hợp với bối cảnh mới của đất nước.

4.1.3. Các nguyên tắc thực hiện đầu tư ra nước ngoài

Bên cạnh việc tuân thủ pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư, hoạt động đầu tư ra nước ngồi chỉ có thể được thực hiện khi tuân thủ các nguyên tắc đặt ra của nước đầu tư.

a. Bảo đảm sự quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngồi nước ngồi

Vì đầu tư ra nước ngồi là hoạt động dẫn đến việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngồi, từ đó có tác động tới nền kinh tế của nước đầu tư, nên hoạt động đầu tư ra nước ngoài cần phải chịu sự quản lý của nhà nước của nước đầu tư. Xét ở góc độ nước đầu tư, quản lý nhà nước đối với

hoạt động đầu tư ra nước ngồi giúp nhà nước kiểm sốt được các dòng dịch chuyển về vốn, về con người ra nước ngồi từ đó kiểm sốt được hiệu quả của các hoạt động đầu tư này. Xét ở góc độ nước tiếp nhận đầu tư, hoạt động đầu tư nước ngoài cũng cần chịu sự kiểm soát chặt chẽ.

Đối với nước đầu tư, quản lý nhà nước có thể được thực hiện thơng

qua nhiều hình thức:

+ Quản lý đầu ra: Các hoạt động đầu tư ra nước ngồi cần được

kiểm sốt thơng qua các thủ tục hành chính như cấp phép, cấp Giấy chứng nhận về hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Việc thực hiện thủ tục này giúp nhà nước quản lý được các hoạt động đầu tư ra nước ngồi, từ đó kiểm sốt được các dịng dịch chuyển về vốn, về nhân lực, về cơng nghệ,... Tùy thuộc pháp luật của mỗi quốc gia, đầu tư ra nước ngoài sẽ được thực hiện theo những thủ tục hành chính nhất định, với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Pháp luật của Việt Nam hiện hành thống nhất việc quản lý đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài ở cấp Trung ương. Theo đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư thuộc Chính phủ sẽ trực tiếp là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Đối với những dự án đầu tư có tác động lớn đến nền kinh tế, đầu tư ra nước ngoài cần phải được sự cho phép của Quốc hội, của Thủ tướng Chính phủ thơng qua thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư. Sự thống nhất kiểm soát hoạt động đầu tư ra nước ngồi tại Trung ương sẽ giúp cho kiểm sốt được một cách tối đa các hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Đối với những dự án đầu tư có liên quan đến pháp luật chuyên ngành, thì sẽ phải thực hiện thủ tục hành chính theo qui định của pháp luật chuyên ngành như thủ tục cấp phép, cấp chứng chỉ,....

+ Quản lý các dịng dịch chuyển vốn đầu tư: Vì đầu tư nước ngồi gắn liền với việc dịch chuyển về vốn đầu tư, do vậy, cần phải được kiểm soát chặt chẽ, tránh làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của nước đầu tư. Nước đầu tư thường có những quy định chặt chẽ của pháp luật nhằm kiểm sốt các dịng dịch chuyển vốn này. Vốn đầu tư ra nước ngồi có

thể là ngoại tệ, tiền mặt của quốc gia, máy móc, thiết bị vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm, giá trị quyền sở hữu cơng nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình cơng nghệ, dịch vụ kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu, các tài sản hợp pháp khác. Tùy từng loại vốn được dịch chuyển mà có những hình thức kiểm sốt phù hợp.

Nếu là các giao dịch chuyển tiền, thì các giao dịch này phải được thực hiện thông qua các ngân hàng, các tổ chức tín dụng được phép hoạt động, tuân thủ theo các qui định của pháp luật về ngoại hối. Các hoạt động chuyển dịch vốn này cũng phải được kiểm soát bởi Ngân hàng trung ương của quốc gia đó.

Đối với các giao dịch khác không phải là tiền, các giao dịch này cần phải được thực hiện căn cứ theo các qui định của pháp luật xuất khẩu, lao động, chuyển giao công nghệ và các qui định khác của pháp luật có liên quan.

Bên cạnh đó, pháp luật của nước đầu tư có thể qui định những ngành nghề đầu tư ra nước ngồi có điều kiện hoặc cấm đầu tư nhằm bảo đảm tính khả thi trong việc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, hạn chế các rủi ro, thất thoát nguồn lực của đất nước, bảo đảm nguồn lực cho hoạt động đầu tư trong nước.

Theo qui định của pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư khi đáp ứng các điều kiện sau:

+ Được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

+ Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư.

+ Có tài khoản vốn được mở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam và phải đăng ký tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo qui định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

Đối với nước tiếp nhận đầu tư, quản lý nhà nước có thể được thực

hiện thơng qua các hình thức sau:

+ Quản lý đầu vào: Hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ quốc gia nước tiếp nhận đầu tư đều phải được kiểm sốt thơng qua các thủ tục hành chính. Các thủ tục này sẽ giúp nước tiếp nhận đầu tư quản lý được các hoạt động đầu tư này nhằm kiểm soát được hiệu quả của các hoạt động đầu tư cũng như đánh giá được các tác động của hoạt động đầu tư đến quốc gia tiếp nhận đầu tư. Về phía nhà đầu tư nước ngoài, việc thực hiện quản lý đầu vào tại quốc gia nước tiếp nhận đầu tư cũng bảo đảm tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ quốc gia nước tiếp nhận đầu tư. Các thủ tục hành chính sẽ được coi như chứng nhận pháp lý về sự có mặt của nhà đầu tư nước ngồi tại nước tiếp nhận đầu tư, từ đó tạo ra cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư nước ngồi trên cơ sở pháp luật quốc gia nước tiếp nhận đầu tư, điều ước quốc tế được ký kết giữa nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư, luật quốc tế về đầu tư.

Theo qui định của pháp luật Việt Nam, quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được phân cấp đến các địa phương, đến các khu công nghiệp, khu kinh tế. Đây là điểm khác biệt so với quản lý đầu ra đối với hoạt động đầu tư ra nước ngồi, như đã phân tích ở trên. Ngồi ra, đối với những dự án đầu tư có tác động lớn đến kinh tế, xã hội của đất nước, các dự án đầu tư này còn cần phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước ở Trung ương (Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ) và địa phương (Ủy ban nhân dân tỉnh), tuân theo qui định về phân cấp quản lý được nêu trong Luật Đầu tư năm 2014.

+ Quản lý dòng dịch chuyển vốn đầu tư: Nước tiếp nhận đầu tư

cũng có những qui định chặt chẽ nhằm kiểm sốt các dịng dịch chuyển vốn đầu tư từ nước ngoài vào nước tiếp nhận đầu tư. Việc kiểm soát này

được thực hiện nhằm mục tiêu giảm thiểu các tác động xấu của các dòng dịch chuyển này đến nước tiếp nhận đầu tư, xét ở góc độ kinh tế cũng như xét ở góc độ xã hội, ví dụ như việc nhập khẩu các sản phẩm bị coi là rác thải, việc nhập khẩu các hàng hóa đã qua sử dụng, bị cấm lưu thông ở nước tiếp nhận đầu tư.

Theo qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành, đối với việc mua cổ phần, phần vốn góp hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, tài khoản này có thể bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam theo mức vốn đầu tư tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài được phép chuyển ra nước ngoài số vốn đầu tư trực tiếp đã mang vào Việt Nam, số tiền gốc, lãi và chi phí vay nước ngồi, lợi nhuận và các nguồn thu hợp pháp liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp này.

Mọi hoạt động đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam. Các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài phải được thực hiện thông qua 01 tài khoản vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài mở tại 01 ngân hàng được phép.

Đối với các hoạt động dịch chuyển khác vào Việt Nam, các hoạt động này cũng phải được thực hiện thông qua các qui định của pháp luật chuyên ngành về nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, lao động nước ngoài và các qui định khác của pháp luật liên quan.

+ Kiểm soát trong lĩnh vực chuyên ngành: Nước tiếp nhận đầu tư

cũng có những kiểm sốt đối với những nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, những ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh. Các kiểm soát này được thực hiện chung đối với hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trong nước cũng như của nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, việc mở cửa hoạt động cho nhà đầu tư nước ngồi cịn phụ thuộc vào cam kết mở cửa thị trường của nước tiếp nhận đầu tư trên

cơ sở các cam kết quốc tế. Do vậy, việc mở cửa thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài thường được tận dụng như là những lợi thế trong đàm phán quốc tế về thương mại và đầu tư. Các cam kết mở cửa thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài thường hướng tới ngành, lĩnh vực kinh doanh, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế ở quốc gia nước tiếp nhận đầu tư, hình thức đầu tư, hiện diện thương mại,...

Theo qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành, nhà đầu tư nước ngoài sẽ chỉ được thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam phù hợp với hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo qui định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 2 (Trang 69 - 74)