Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là trường hợp nhà đầu tư chấm dứt hoạt động đầu tư của dự án đầu tư. Những trường hợp chấm dứt hoạt động dự án đầu tư được nêu rõ trong Luật Đầu tư và được thực hiện theo thủ tục qui định.
Thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư là thủ tục hành chính của cơ quan đăng ký đầu tư ra quyết định chấm dứt hoạt động đầu tư của nhà đầu tư. Dựa trên các trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định trong Luật Đầu tư năm 2014 thì có 2 trường hợp bị thu hồi: Thứ nhất, do chủ đầu tư yêu cầu xin thu hồi và thứ hai, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cưỡng chế thu hồi trong các trường hợp nhà đầu tư không thực hiện đúng kế hoạch hay khơng đúng cam kết gây lãng phí tiền của và tài nguyên đất. Để thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì cơ quan đăng ký đầu tư ra quyết định thu hồi có thể là Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.
3.4. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3.4.1. Bảo đảm thực hiện dự án đầu tư 3.4.1. Bảo đảm thực hiện dự án đầu tư
Nhà đầu tư phải ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Đây là biện pháp bảo đảm thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư. Việc đảm bảo thực hiện dự án đầu tư được quy định cụ thể tại Điều 32 Nghị định 118/2015/NĐ-CP. Nhà đầu tư sẽ triển khai các công việc sau: Nhà đầu tư phải ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Mức ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án từ 1% đến 3% vốn đầu tư của dự án căn cứ vào quy
mơ, tính chất và tiến độ thực hiện của từng dự án cụ thể. Khoản ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư được hoàn trả cho nhà đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án đầu tư, trừ trường hợp khơng được hồn trả (Điều 42 Luật Đầu tư năm 2014).