Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 2 (Trang 78 - 81)

Từ khái niệm nêu trên, có thể nhận diện một số đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở những điểm sau:

Thứ nhất, mục tiêu của hình thức đầu tư này là trực tiếp quản lý

điều hành việc sử dụng vốn của mình và có quyền tham gia vào hoạt động của tổ chức kinh tế mà mình thực hiện hoạt động đầu tư. Do đó, nhà đầu tư thường quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức kinh tế đó vì liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của họ. Hình thức đầu tư này sẽ giúp cho nhà đầu tư có thể tiếp cận nền kinh tế của tổ chức kinh tế được đầu tư trực tiếp, trong khi ở những hình thức đầu tư khác, nhà đầu tư khơng thể thực hiện được. Ví dụ, hình thức đầu tư vào vốn (investissement de portefeuille - equity investment) không nhằm tạo ra ảnh hưởng đến quản trị nội bộ của doanh nghiệp71. Chính mong muốn gây ảnh hưởng hay kiểm soát một cách đáng kể vào quản trị nội bộ của tổ chức kinh tế tạo ra sự khác biệt giữa hoạt động đầu tư trực tiếp với hoạt động đầu tư vào vốn đơn thuần. Bởi, hoạt động đầu tư vào vốn đơn thuần là hoạt động đầu tư chỉ quan tâm chủ yếu vào thu nhập tạo ra từ việc mua hoặc bán cổ phần hoặc các loại chứng khốn khác, mà khơng quan tâm đến việc thực hiện kiểm soát hoặc gây ảnh hưởng đến việc quản lý tài sản có ở tổ chức kinh tế, tương ứng với khoản đầu tư mà nhà đầu tư bỏ ra. Với bản chất này, hoạt động đầu tư trực tiếp có thể dẫn đến sự đầu tư tài chính lâu dài, ổn định và việc chuyển giao công nghệ nhằm

tối đa hóa hoạt động sản xuất và kết quả của công ty theo thời gian. Trong khi đó, đầu tư vào vốn hay quĩ chỉ dừng lại ở tính lợi nhuận trong việc quyết định mua hoặc bán chứng khốn.

Nhiều yếu tố có thể xác định ảnh hưởng trực tiếp của nhà đầu tư lên tổ chức kinh tế, tuy nhiên, nhằm bảo đảm sự thống nhất và khả năng so sánh những dữ liệu về đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa các quốc gia trên thế giới, việc áp dụng chặt chẽ các yếu tố được khuyến nghị để định nghĩa về đầu tư trực tiếp. Đầu tư được coi là trực tiếp khi nhà đầu tư sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% quyền biểu quyết của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Nói một cách khác, ngưỡng 10% là tiêu chí được áp dụng để xác định xem liệu một nhà đầu tư có thực hiện hay không ảnh hưởng đến quản trị của cơng ty và từ đó, xác định quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngồi72. Cơng ty có vốn đầu tư trực tiếp có thể là cơng ty con mà nhà đầu tư sở hữu hơn 50% vốn có quyền biểu quyết hoặc cơng ty thành viên liên kết trong đó nhà đầu tư sở hữu từ 10 - 50% vốn có quyền biểu quyết. Mối quan hệ giữa nhà đầu tư trực tiếp và những tổ chức kinh tế được đầu tư trực tiếp có thể phức tạp, nhà đầu tư có thể chỉ có mối quan hệ hạn chế, thậm chí khơng có mối liên hệ nào với cơ quan điều hành doanh nghiệp73.

Thứ hai, về hình thức thực hiện: Đầu tư trực tiếp nước ngồi có thể

được thực hiện thơng qua việc thành lập mới doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi hoặc góp vốn hoặc mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế đã hình thành tới mức chi phối hoạt động của tổ chức kinh tế này, hoặc cũng có thể thơng qua việc ký kết hợp đồng hợp tác liên doanh mà nhà đầu tư có thể quản lý được hoạt động đó. Tuy nhiên, dù ở hình thức nào thì hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi cũng hướng tới mục tiêu vì lợi ích lâu dài thơng qua việc kiểm sốt hoạt động đầu tư của mình. Theo qui định của pháp luật Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngồi có thể được thực hiện dưới các hình thức sau (Điều 52 Luật Đầu tư năm 2014):

72 OECD, tlđtd, trang 25.

+ Thành lập tổ chức kinh tế theo qui định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;

+ Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài;

+ Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh tại nước ngoài.

Thứ ba, về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đầu tư trực

tiếp nước ngồi gắn liền với các dịng dịch chuyển về vốn, về công nghệ, về nhân lực. Chính vì vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn liền với các hoạt động chuyển vốn, chuyển giao công nghệ, chuyển giao kinh nghiệm, kiến thức. Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng tạo ra thị trường mới cho cả bên đầu tư và bên tiếp nhận đầu tư. Có thể thấy đây là hình thức đầu tư mang tính ổn định và bền vững. Hoạt động này thường được thực hiện từ quốc gia có nền kinh tế phát triển sang các quốc gia đang phát triển hoặc chậm phát triển nhằm tìm kiếm thị trường, tận dụng nguồn nhân cơng giá rẻ với mục đích kiếm lợi nhuận cao.

4.2.2. Đầu tư gián tiếp nước ngoài

a. Khái niệm

Ngược lại với đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư gián tiếp nước ngoài, tiếng Anh là Foreign Porfolio Investment, thường được viết tắt là FPI. Đầu tư gián tiếp nước ngồi là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài thực hiện nhằm mục đích kiếm lời nhưng không kèm theo việc tham gia vào hoạt động quản lý và nghiệp vụ của tổ chức kinh tế giống như trong hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi. Các hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài thường là các hoạt động mua tài chính xun biên giới, nhằm tìm kiếm lợi nhuận.

Theo cách hiểu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), đầu tư gián tiếp nước ngoài là hoạt động mua chứng khoán (cổ phiếu hoặc trái phiếu)

được phát hành bởi một công ty hoặc một cơ quan chính phủ của một nước khác trên thị trường tài chính trong nước hoặc nước ngồi74.

Như đã phân tích ở nội dung trên, pháp luật Việt Nam hiện hành không phân biệt đầu tư gián tiếp nước ngoài với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong các qui định pháp luật trước đây, đầu tư gián tiếp được hiểu là hình thức đầu tư thơng qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, thơng qua quỹ đầu tư chứng khốn và thơng qua các chế định tài chính trung gian mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã khơng cịn sự phân biệt giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, với các hình thức đầu tư ra nước ngồi theo qui định của pháp luật Việt Nam tại Điều 52 Luật Đầu tư năm 2014, pháp luật Việt Nam đã bao hàm cả hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài được hiểu theo thơng lệ quốc tế. Đó là hoạt động mua, bán chứng khốn, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 2 (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)