Đặc điểm của đầu tư ra nước ngoà

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 2 (Trang 66 - 69)

Hoạt động đầu tư ra nước ngồi có những điểm khác biệt so với hoạt động đầu tư trong nước.

+ Về chủ thể thực hiện: Chủ thể thực hiện hoạt động đầu tư này là nhà đầu tư theo qui định của quốc gia đầu tư. Nhà đầu tư này có thể là nhà đầu tư trong nước, cũng có thể là các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi. Về mặt pháp lý, đây là các chủ thể mang quốc tịch, được thành lập theo qui định của pháp luật quốc gia, quốc gia đầu tư. Do vậy, khi thực hiện đầu tư ra nước ngoài, các chủ thể này sẽ được quốc gia đầu tư bảo hộ về mặt pháp lý, tùy theo chính sách, pháp luật của từng quốc gia. Nhà đầu tư nước ngồi khơng là chủ thể thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo cách hiểu ở đây.

+ Về nơi thực hiện hoạt động đầu tư: Như đã nêu ở trên, đầu tư ra nước ngoài được thực hiện bởi nhà đầu tư của một quốc gia trên lãnh thổ quốc gia khác. Như vậy, đầu tư ra nước ngoài dẫn đến sự dịch chuyển các dòng vốn, nhân lực cấp cao, nhân công, tài sản, chuyển giao công nghệ,... từ quốc gia này sang quốc gia khác, từ vùng lãnh thổ này sang vùng lãnh thổ khác. Biết rằng những hoạt động xuyên biên giới quốc gia cần có sự đàm phán, thương lượng của các quốc gia có liên quan để có thể được đạt được kết quả tối ưu nhất. Với mục tiêu này, các quốc gia, vùng lãnh thổ thường có ký kết các điều ước quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

+ Về pháp luật điều chỉnh: Vì hoạt động đầu tư ra nước ngồi được thực hiện bởi các chủ thể mang quốc tịch của quốc gia khác với quốc gia nước tiếp nhận đầu tư, nên đầu tư ra nước ngoài sẽ tạo ra các quan hệ

pháp luật có yếu tố nước ngồi là đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế. Do vậy, mối quan hệ này cần phải được điều chỉnh bởi các điều ước quốc tế được xác lập giữa các quốc gia này hoặc được điều chỉnh bởi luật quốc tế nhằm thống nhất pháp luật áp dụng cho các quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngồi đó.

Hoạt động đầu tư ra nước ngồi cịn chịu sự điều chỉnh trực tiếp của hệ thống pháp luật quốc gia nước tiếp nhận đầu tư đối với những vấn đề liên quan đến điều kiện và thủ tục thực hiện. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, pháp luật của quốc gia nước tiếp nhận đầu tư chịu sự chi phối của các điều ước quốc tế, thông lệ quốc tế về đầu tư. Các điều ước quốc tế về đầu tư thường chứa đựng những cam kết về mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài tại quốc gia nước tiếp nhận đầu tư. Ở Việt Nam, dù doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mang quốc tịch Việt Nam, nhưng doanh nghiệp này còn chịu sự điều chỉnh của các cam kết quốc tế của Việt Nam về đầu tư với quốc gia có nhà đầu tư nước ngồi của doanh nghiệp mang quốc tịch. Đối với những lĩnh vực hoạt động riêng biệt, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi cịn phải tuân thủ thêm các điều kiện khác về tiếp cận thị trường, ngoài các điều kiện về đầu tư kinh doanh áp dụng chung cho cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Đây là điều kiện quyết định tiên quyết của nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

+ Về hình thức: Đầu tư ra nước ngồi có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, theo qui định pháp luật của quốc gia nước tiếp nhận đầu tư. Các hình thức này có thể được nhóm thành hai loại chính: Đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư mà nhà đầu tư muốn hướng tới sự kiểm sốt tổ chức kinh tế ở nước ngồi để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước đó. Đối với hình thức đầu tư gián tiếp, mục tiêu này khơng được đặt ra.

4.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về đầu tư ra nước ngồi nước ngồi

Có thể thấy, phải đến Luật Đầu tư năm 2005, pháp luật Việt Nam mới có những qui định điều chỉnh về hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong một đạo luật. Trước đó, hoạt động đầu tư ra nước ngồi chỉ được điều chỉnh trong các văn bản dưới luật. Pháp luật điều chỉnh về hoạt động đầu tư ra nước ngồi cũng có lịch sử hình thành muộn hơn so với pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trong nước. Phải đến những năm 1999, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 qui định về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam (sau đây viết tắt là Nghị định số 22/1999/NĐ-CP). Đây là văn bản pháp luật đầu tiên của Việt Nam qui định về hoạt động đầu tư ra nước ngoài, tạo nên cơ sở pháp lý cho việc thực hiện hoạt động đầu tư này. Tuy nhiên, những qui định này được đánh giá là còn khá đơn giản và tập trung vào những yêu cầu phải có đối với doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp. Dù đã có một số văn bản pháp luật được ban hành thêm nhằm hướng dẫn thực hiện các qui định của Nghị định số 22/1999/NĐ-CP nhưng việc triển khai các hoạt động đầu tư ra nước ngồi trong giai đoạn này cịn khá hạn chế, chỉ tập trung ở một số thị trường như Lào, Campuchia, Singapore và Nga. Nguyên nhân của hiện trạng này là do những yêu cầu mà pháp luật đặt ra cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã tạo ra những rào cản đối với các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, việc triển khai các qui định của pháp luật còn gặp nhiều vướng mắc trong thực tiễn.

Đến năm 2005, Luật Đầu tư mới chính thức ghi nhận hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong một Chương riêng (Chương VIII, từ Điều 74 đến Điều 79). Việc luật hóa các qui định về hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã tạo ra cơ sở pháp lý chắc chắn cho hoạt động đầu tư ra nước ngồi. Khác với cách tiếp cận trước đó, Luật Đầu tư năm 2005 khẳng định Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài và bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư Việt Nam ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Luật cũng nêu rõ

những lĩnh vực khuyến khích và những lĩnh vực cấm đầu tư ra nước ngoài, bên cạnh những qui định về mặt điều kiện và thủ tục. Một loạt các văn bản dưới luật cũng đã được ban hành nhằm cụ thể hóa các qui định của Luật Đầu tư năm 2005 về hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Những qui định này đã giúp cho việc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài được thuận lợi hơn, khắc phục được những hạn chế, bất cập của pháp luật giai đoạn trước.

Kế thừa các qui định của Luật Đầu tư năm 2005, Luật Đầu tư năm 2014 cũng dành riêng một Chương để qui định về hoạt động đầu tư ra nước ngoài (Chương V từ Điều 51 đến Điều 66). Tuy nhiên, điểm khác cơ bản giữa hai đạo luật này là ở số lượng điều qui định về hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Nếu như trong Luật Đầu tư năm 2005 chỉ có 6 điều thì số lượng điều qui định về hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong Luật Đầu tư năm 2014 đã tăng lên 16 điều. Về nội dung, Luật Đầu tư năm 2014 đã bổ sung nhiều qui định mới về thủ tục và về việc triển khai hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Việc bổ sung này cũng giúp cho pháp luật về hoạt

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 2 (Trang 66 - 69)