Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoà

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 2 (Trang 105 - 107)

chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Nhà đầu tư được quyền chuyển ngoại tệ, hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngồi trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để đáp ứng các chi phí cho một số hoạt động nhằm hình thành dự án đầu tư theo qui định của pháp luật. Ví dụ như các hoạt động nghiên cứu thị trường và cơ hội đầu tư; khảo sát thực địa; nghiên cứu tài liệu; thu thập và mua tài liệu, thơng tin có liên quan đến lựa chọn dự án

đầu tư;... Ngoài ra, việc chuyển ngoại tệ, hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngồi để hình thành dự án đầu tư còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật tương ứng liên quan tới ngoại hối, xuất khẩu, hải quan, công nghệ. Nhà đầu tư phải mở tài khoản ngoại tệ trước đầu tư. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngồi thì tài khoản ngoại tệ trước đầu tư trở thành tài khoản vốn đầu tư và phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. So với tài khoản vốn đầu tư thì các khoản thu, chi dành cho tài khoản ngoại tệ trước đầu tư được thực hiện cũng bị giới hạn. Cụ thể là:

(i) Các giao dịch thu gồm:

 Thu chuyển khoản từ tài khoản ngoại tệ của nhà đầu tư;

 Thu ngoại tệ mua từ tổ chức tín dụng được phép phù hợp với quy định của pháp luật;

 Thu chuyển ngoại tệ về Việt Nam trong trường hợp nhà đầu tư không sử dụng hết số tiền chuyển ra nước ngồi để đáp ứng các chi phí cho hoạt động hình thành dự án đầu tư ở nước ngồi hoặc được bên nước ngoài hoàn lại các khoản chi phí cho hoạt động hình thành dự án đầu tư ở nước ngoài.

(ii) Các khoản chi gồm:

 Chi chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngồi cho các mục đích khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường theo qui định của pháp luật;

 Chi bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép;

 Chi chuyển khoản vào tài khoản ngoại tệ của nhà đầu tư.

Bên cạnh các giao dịch thu, chi bị giới hạn, nhà đầu tư còn cần lưu ý đến hạn mức chuyển ngoại tệ không vượt quá 5% tổng vốn đầu tư ra nước ngồi và khơng q 300.000 đơ la Mỹ, được tính vào tổng vốn đầu tư ra nước ngoài.

Trường hợp chuyển vốn bằng máy móc, thiết bị và hàng hóa ra nước ngồi và từ nước ngồi về Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hải quan. Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết việc chuyển máy móc, thiết bị và hàng hóa ra nước ngồi để thực hiện một số hoạt động đầu tư trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trong trường hợp này, nhà đầu tư sẽ được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với phần vốn bằng hàng hóa, máy móc, thiết bị chuyển ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư và chuyển từ nước ngoài về Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 2 (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)