hưởng đến nước đầu tư
Tùy thuộc vào pháp luật của mỗi quốc gia mà có các cách tiếp cận khác nhau về quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngồi. Có thể có hai cách tiếp cận về quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài như sau:
+ Hoạt động đầu tư ra nước ngồi chỉ có thể được khuyến khích thực hiện khi mang lại lợi ích cho nước đầu tư. Như đã phân tích ở trên, những tác động tiêu cực mà đầu tư ra nước ngồi có thể mang đến nền kinh tế của nước đầu tư cần phải được khắc phục thông qua các biện pháp nhằm bảo đảm hoạt động này mang lại lợi ích cho nước này. Do vậy, các nước đầu tư thường có những qui định nhằm kiểm soát được những tác động tiêu cực và phát huy những tác động tích cực của hoạt động đầu tư ra nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước đầu tư. Thơng thường, mục đích của nước đầu tư sẽ trùng với mục đích của nhà đầu tư. Nói một cách khác, những tác động tích cực của đầu tư ra nước ngoài đối với nước đầu tư sẽ đạt được khi mục đích đầu tư của nhà đầu tư được thực hiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mục đích của nhà đầu tư khơng trùng với mục đích của nước đầu tư. Do vậy, cần phải
có những qui định pháp luật chặt chẽ để bảo đảm thực hiện mục đích đặt ra cho đầu tư ra nước ngồi.
Thơng qua qui định của pháp luật, nhằm đạt được mục đích của đầu tư ra nước ngồi nêu trên, nhà nước Việt Nam đặt ra các mục tiêu cụ thể cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài như sau:
Nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; Tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ; Thu ngoại tệ;
Tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Khi đầu tư ra nước ngoài được thực hiện nhằm đạt được một trong các mục tiêu này, nhà nước Việt Nam sẽ khuyến khích nhà đầu tư thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Việc nêu rõ các mục tiêu này trong Luật cũng là một minh chứng cho thấy sự minh bạch trong việc xác định các hoạt động đầu tư ra nước ngoài được cho phép thực hiện của Nhà nước Việt Nam. Nếu hoạt động đầu tư ra nước ngồi khơng đạt được một trong các mục tiêu này, hoạt động đầu tư đó sẽ khơng được cấp phép thực hiện ở nước ngồi. Các mục tiêu này chính là kim chỉ nam cho việc đặt ra các thủ tục nhằm thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư.
+ Hoạt động đầu tư ra nước ngồi sẽ khơng bị hạn chế nếu không gây ảnh hưởng đến những mục tiêu mà quốc gia đó bảo vệ. Ví dụ, nếu hoạt động đầu tư ra nước ngồi khơng ảnh hưởng đến an ninh, quốc phịng, khơng nhằm mục đích rửa tiền, chuyển vốn bất hợp pháp ra nước ngồi hoặc khơng xâm phạm các lợi ích quốc gia khác thì hoạt động đầu tư nước ngồi đó sẽ được phép thực hiện. Với các tiếp cận này, việc cho phép thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài sẽ được mở rộng hơn. Tuy nhiên, nhằm bảo đảm được các mục tiêu nêu trên, pháp luật quốc gia sẽ có những qui định cụ thể hóa bằng việc ban hành các thủ tục quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
4.2. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGỒI 4.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài 4.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngồi
a. Khái niệm
Là một hình thức của hoạt động đầu tư ra nước ngoài, đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh là Foreign Direct Investment - sau đây viết tắt là FDI) xuất hiện vào giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản. Theo V.I Lênin, sự tích tụ và tập trung tư bản trong điều kiện chủ nghĩa tư bản đã ra đời các tổ chức kinh tế độc quyền, là hình thái tư bản tài chính thu lợi nhuận độc quyền cao, dẫn đến tình trạng “tư bản thừa”, tất yếu hình thành nên xuất khẩu tư bản trực tiếp.
Đối với chủ nghĩa tư bản, FDI chính là một trong những phương thức tìm kiếm, khai thác các yếu tố cần thiết để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, dòng FDI chủ yếu đi từ các nước phát triển đến các nước kém phát triển và thuộc địa. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, xuất hiện sự đầu tư lẫn nhau giữa các nước tư bản phát triển, vừa là nơi cung cấp nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài, vừa là điểm tiếp nhận đầu tư nước ngồi.
Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về FDI. Cụ thể:
+ Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO - World Trade Organization) “khi một nhà đầu tư từ một nước (nước đầu tư) mua một tài sản ở nước khác (nước nhận đầu tư) với mong muốn quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là tiêu chí để phân biệt FDI với các hình thức đầu tư khác về dự trữ ngoại hối, trái phiếu và các cơng cụ tài chính khác. Trong hầu hết các trường hợp, cả nhà đầu tư và tài sản mà nhà đầu tư đó quản lý ở nước ngoài là các doanh nghiệp kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư được gọi là “công ty mẹ” và tài sản gọi là “công ty con” hoặc “chi nhánh”69, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Tổ chức Thương mại và Phát triển của Liên Hợp quốc (UNCTAD) cũng sử dụng cùng định nghĩa với WTO về FDI.