Khái niệm chung về quan hệ đối tác công tư (Public Private Partnership PPP)

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 2 (Trang 28 - 30)

Partnership - PPP)

Xuất phát từ một thực tế là khi chính phủ ở các quốc gia gặp khó khăn trong việc sử dụng ngân sách nhằm trang trải các khoản chi phí khá

lớn cho xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng (đường xá, bệnh viện, nhà ga, sân bay...) và cung cấp dịch vụ công (y tế, điện, nước sinh hoạt..), việc tìm kiếm các hình thức đầu tư mới, có sự tham gia của tư nhân trong các hoạt động này đã và đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia. Mơ hình hợp tác đầu tư theo hình thức đối tác cơng - tư (public private partnership - PPP) xuất hiện và được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng với tư cách là một hình thức thu hút khu vực tư nhân tham gia cùng với nhà nước nhằm giảm áp lực chi ngân sách cho các hoạt động đầu tư cơng của chính phủ.

Thực tiễn cũng cho thấy, hiện nay khơng có một cách hiểu duy nhất về “quan hệ đối tác công tư”, bởi lẽ khái niệm này được đưa ra còn tùy thuộc vào sự khác biệt về nhiều yếu tố lịch sử, văn hóa, chính sách, luật pháp, tính chất tài chính, mối quan hệ giữa các bên tham gia hợp đồng và mức độ phát triển của từng quốc gia. Ở bình diện chung, nhiều tổ chức quốc tế lớn đã đưa ra cách giải thích về thuật ngữ “public private partnership - PPP” (tiếng Việt có nghĩa là “quan hệ đối tác công - tư” hoặc “quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân”) với nội hàm chung là mối quan hệ đối tác giữa nhà nước và tư nhân, hợp tác thực hiện dự án về kết cấu hạ tầng công cộng và cung cấp các dịch vụ công. Với nội hàm của mối quan hệ đối tác công tư như trên, pháp luật Việt Nam đã đưa ra định nghĩa về một hình thức tư mang tên đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư như sau:

“Đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư (sau đây gọi tắt là PPP) là

hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý cơng trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công”.

Từ khái niệm nêu trên, có thể thấy PPP trước hết là một hình thức hợp tác đầu tư mang tính đối tác, tức là tồn tại một quan hệ pháp luật giữa hai hay nhiều bên (cơ quan nhà nước, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án) trên cơ sở hợp đồng, cùng chia sẻ công tác quản lý và lợi nhuận.

Trong mối quan hệ này, đặc biệt ln có sự tồn tại của một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền và bên đối tác là các nhà đầu tư thuộc khu vực kinh tế tư nhân.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 2 (Trang 28 - 30)