76 Khoản 4 Điều 55 Luật Đầu tư năm 2014.
4.3.4. Chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngoà
Những trường hợp chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngồi có thể chia ra thành hai dạng:
- Thứ nhất là những trường hợp chấm dứt tự nguyện: Đây là những trường hợp mà dự án đầu tư được dừng lại theo ý chí chủ quan, chủ động của nhà đầu tư như:
+ Nhà đầu tư tự đưa ra quyết định chấm dứt hoạt động của dự án (đây là trường hợp nhà đầu tư dựa trên tình hình kinh doanh, khả năng cân đối ngoại tệ, nhu cầu tiến hành đầu tư... của mình để đưa ra quyết định);
+ Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư (đây là trường hợp theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật của nước ngoài mà dự án của nhà đầu tư chỉ có thời gian hoạt động nhất định. Nếu hết thời hạn này mà nhà đầu tư không tiếp tục gia hạn hoặc xin được giấy phép để tiếp tục đầu tư thì đương nhiên sẽ khơng có quyền thực hiện dự án đầu tư nữa);
+ Dự án chấm dứt theo các điều kiện được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp (đây là trường hợp chấm dứt dự án theo thỏa thuận của các bên trong dự án);
+ Nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài (đây là trường hợp nhà đầu tư tự mình khơng muốn tiếp tục thực hiện dự án đầu tư ra nước ngồi nữa. Khi đó nhà đầu tư có quyền tự do chuyển nhượng vốn đầu tư hoặc cả dự án đầu tư cho chủ đầu tư khác. Việc chuyển nhượng này phải đảm bảo không trái với các quy định pháp luật có liên quan của Việt Nam và của nơi tiếp nhận đầu tư. Ngoài ra, trước khi thực hiện việc chấm dứt dự án và chuyển toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư phải thông báo với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam);
- Thứ hai là những trường hợp chấm dứt bắt buộc: Đây là những trường hợp mà nhà đầu tư dù không mong muốn vẫn bị buộc phải chấm
dứt hoạt động của dự án. Tùy thuộc vào lý do bị chấm dứt mà nhà đầu tư buộc phải dừng dự án đầu tư, hoặc tiến hành khắc phục các điều kiện để dự án được tiếp tục thực hiện. Đó là các trường hợp:
+ Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mà dự án đầu tư không được nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận, hoặc quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận mà dự án đầu tư không được triển khai;
+ Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà nhà đầu tư khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ đầu tư. Trong trường hợp này, nếu nhà đầu tư không đề nghị chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngồi thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ ra quyết định việc chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, gửi nhà đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan. Nếu nhà đầu tư muốn tiếp tục thực hiện dự án sẽ phải thực hiện lại thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài;
+ Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết tốn thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư mà nhà đầu tư khơng có văn bản báo cáo về tình hình hoạt động của dự án đầu tư. Trong trường hợp này, nhà đầu tư phải thanh lý dự án và làm thủ tục chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
+ Tổ chức kinh tế ở nước ngoài bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
+ Dự án bị buộc chấm dứt theo bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài.
Khi dự án đầu tư gặp phải những trường hợp này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ ra quyết định chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư ra nước ngoài. Hồ sơ chấm dứt dự án bao gồm: Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo mẫu; Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; Quyết định chấm dứt dự án đầu tư tại nước ngoài và tài liệu chứng minh nhà đầu tư đã hồn thành việc thanh lý dự án.
Trình tự, thủ tục chấm dứt dự án được tiến hành như sau:
Nhà đầu tư → ← Bộ Kế hoạch và Đầu tư → Bộ Tài chính Bộ Ngoại giao Bộ LĐ - TB XH Bộ quản lý ngành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
UBND tỉnh
Bảng 6: Sơ đồ thủ tục chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngoài
Bước 1: Nhà đầu tư gửi hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc có nội dung cần phải được làm rõ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ.
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra quyết định chấm dứt hiệu lực và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài gửi nhà đầu tư.
Bước 3: Bộ Kế hoạch và Đầu tư sao gửi Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ quản lý ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính quyết định chấm dứt hiệu lực và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư.