Ở Việt Nam, đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư được coi là một hoạt động đầu tư trực tiếp theo hợp đồng nhằm thu hút các nguồn lực từ khu vực kinh tế tư nhân phục vụ cho các chương trình xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng hoặc cung ứng các dịch vụ công. Như vậy để triển khai các hoạt động đầu tư theo hình thức này, cơ sở pháp lý của các bên đối tác chính là hợp đồng đối tác cơng tư - hợp đồng PPP.
Theo Luật Đầu tư năm 2014, “Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối
tác cơng tư (sau đây gọi là hợp đồng PPP) là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 27 của Luật này”. Kết hợp
các định nghĩa trong Luật Đầu tư năm 2014 và Nghị định 63/2018/NĐ- CP về các thuật ngữ “đầu tư theo hình thức đối tác công tư” và “hợp đồng dự án” có thể thấy rằng khái niệm “hợp đồng PPP” bao gồm tất cả các nội hàm sau:
- Hợp đồng PPP là hợp đồng dự án được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án;
- Hình thức biểu hiện của hợp đồng PPP gồm rất nhiều loại, cụ thể gồm hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT, hợp đồng BOO, hợp đồng BTL, hợp đồng BLT, hợp đồng O&M, hợp đồng hỗn hợp của các loại trên và các loại hợp đồng đầu tư khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép chấp thuận;
- Đối tượng của hợp đồng PPP là các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý cơng trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.