Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoà

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 2 (Trang 95 - 101)

76 Khoản 4 Điều 55 Luật Đầu tư năm 2014.

4.3.3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoà

giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ quản lý ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính. Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Nhà nước, sau khi có quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngồi, cơ quan đại diện chủ sở hữu sẽ ra quyết định đầu tư ra nước ngoài.

Trong trường hợp dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư mà nhà đầu tư có thay đổi nội dung dự án, hoặc trường hợp sau khi có sự thay đổi khiến cho dự án từ không cần quyết định chủ trương đầu tư thành dự án cần quyết định chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư sẽ tiến hành thủ tục quyết định chủ trương, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Đối với các dự án thuộc diện quyết định chủ trương từ lần đầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngồi, sau đó điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Trong trường hợp việc điều chỉnh nội dung dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngồi, sau đó điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Trình tự thực hiện của thủ tục này cũng tương tự như đối với việc xin quyết định chủ trương đầu tư lần đầu, tuy nhiên thời gian xét duyệt đối với mỗi bước của quy trình sẽ được rút ngắn hơn so với lần đầu.

4.3.3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài nước ngoài

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngồi là văn bản ghi nhận thơng tin đăng ký của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư có sự xác nhận của các cơ quan quản lý Nhà nước. Nếu như đối với các dự án đầu tư trong nước, việc xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là một thủ tục bắt

buộc đối với một số dự án đầu tư do các nhà đầu tư nước ngoài hay tổ chức kinh tế có đa số vốn đầu tư nước ngồi triển khai thì đối với hoạt động đầu tư ra nước ngồi, điều kiện này mang tính chất bắt buộc đối với tất cả các dự án đầu tư. Thủ tục này đặt ra nhằm bảo đảm quản lý được các hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với mục tiêu Nhà nước Việt Nam đặt ra cho các hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Về thẩm quyền

Cơ quan chủ quản có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư khi thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài là Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nếu như đối với thủ tục đầu tư trong nước, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được phân cấp xuống cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao), thì đối với thủ tục đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trực tiếp quản lý việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Quy định này cũng giúp cho việc quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài được thống nhất, tập trung ở một đầu mối.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp cho nhà đầu tư khi hoạt động đầu tư ra nước ngoài đáp ứng được các điều kiện nhất định. Cụ thể, theo qui định của Luật Đầu tư, hoạt động đầu ra nước ngoài sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Không trái với các nguyên tắc và quy hoạch, kế hoạch đầu tư của quốc gia.

- Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.

- Có quyết định đầu tư ra nước ngồi của nhà đầu tư hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước.

- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư và có xác nhận của cơ quan thuế.

Dự án đã làm thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư thì Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ được cấp sau khi có quyết định chủ trương đầu tư mà nhà đầu tư không cần phải thực hiện thêm thủ tục hành chính nào.

Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, cơ quan Nhà nước đại diện chủ sở hữu sẽ ra quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội thì Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ thì cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

Ngoài ra, nhà đầu tư cần cam kết về việc tự thu xếp ngoại tệ hoặc được tổ chức tín dụng có thẩm quyền chứng nhận thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Trong trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên và không thuộc dự án theo quy định thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải xin ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đây là quy định nhằm đảm bảo việc di chuyển một lượng lớn ngoại tệ của nhà đầu tư từ Việt Nam ra nước ngồi được kiểm sốt chặt chẽ, tránh gây thất thoát ngoại tệ dự trữ hoặc mất cân bằng trong chính sách tiền tệ quốc gia. Dựa trên những nội dung mà nhà đầu tư đã cung cấp tại hồ sơ đề nghị đăng ký đầu tư, nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cần thể hiện những thông tin cụ thể về dự án được đăng ký bao gồm: Các thông tin về chủ đầu tư (tên, địa chỉ...), các thông tin về dự án (mã số dự án, tên, mục tiêu, địa điểm đầu tư, nguồn vốn đầu tư, tiến độ góp vốn, huy động vốn, tiến độ triển khai dự án đầu tư...) và các thơng tin về chính sách dành cho nhà đầu tư (quyền và nghĩa vụ, những ưu đãi và hỗ trợ đầu tư...).

Về hồ sơ, trình tự tiến hành

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư phải bảo đảm những nội dung tương tự như hồ sơ xin quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm:

- Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài, quyết định đầu tư ra nước ngoài;

- Văn bản chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

- Văn bản chứng minh khả năng tài chính và nghĩa vụ tài chính đã thực hiện;

- Giấy phép kinh doanh khi đầu tư trong các lĩnh vực, ngành nghề có điều kiện như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ...

Nhà đầu tư thực hiện đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo trình tự như sau:

Nhà đầu tư (1)→ ←(3) Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2)→ ←(2) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Bảng 5: Sơ đồ thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận

đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đồng thời đăng ký thông tin đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ tiếp nhận hồ sơ khi có đầy đủ minh chứng của các hoạt động trên. Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc có nội dung cần phải làm rõ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ.

Bước 2: Trường hợp dự án có vốn đăng ký chuyển ra nước ngồi bằng ngoại tệ tương đương 20 tỷ đồng trở lên thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Quá thời hạn trên không nhận được văn bản trả lời, thì được hiểu là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chấp thuận hồ sơ dự án đầu tư đối với những nội dung thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công.

Bước 3: Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong thời hạn 15 ngày; đồng thời sao gửi Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ quản lý ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngồi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thơng báo từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và nêu rõ lý do gửi nhà đầu tư.

Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngồi

Khi có nhu cầu thay đổi nội dung dự án đầu tư ra nước ngoài liên quan đến nhà đầu tư thực hiện dự án, địa điểm đầu tư, mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, tiến độ đầu tư, ưu đãi đầu tư, việc sử dụng lợi nhuận để thực hiện dự án đầu tư ở nước ngoài... nhà đầu tư nộp hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trình tự, các bước tiến hành thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài tương tự như đối với việc xin cấp Giấy chứng nhận lần đầu, nhưng thời gian xét duyệt sẽ được rút ngắn hơn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiến hành điều chỉnh nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài sau khi nhận đủ hồ sơ của nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày.

Việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngồi có thể xuất phát từ sự thay đổi của rất nhiều yếu tố trong dự án đầu tư, trong đó có những yếu tố quan trọng, có thể dẫn đến thay đổi thẩm quyền của cơ quan cấp phép đầu tư cho dự án như mức độ ảnh hưởng, tác động của dự án đến các yếu tố mơi trường, dân sinh, văn hóa, an ninh, trật tự xã hội hay các yếu tố về tài chính, cán cân thanh tốn, dự trữ ngoại tệ... Vì vậy, trong đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngồi, nhà đầu tư cần có báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư đến thời điểm nộp hồ sơ điều chỉnh, văn bản xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và quyết định điều chỉnh dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Nhà nước, đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp Nhà nước.

Đối với các dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trường hợp việc điều chỉnh dẫn đến dự án đầu tư từ không thuộc diện quyết định chủ trương thành thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngồi thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Trong trường hợp nhà đầu tư giả mạo hồ sơ, tài liệu đề nghị cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngồi thì Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngồi sẽ khơng có giá trị pháp lý. Nhà đầu tư tự mình chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với hành vi giả mạo này. Khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc giả mạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp của doanh nghiệp Nhà nước) thông báo hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trong trường hợp những thông tin đăng ký thay đổi là giả mạo thì hủy bỏ những thay đổi và khôi phục lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đã được cấp theo hồ sơ hợp lệ gần nhất.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 2 (Trang 95 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)