HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀ

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 2 (Trang 63 - 66)

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là một trong những nội dung được pháp luật đầu tư điều chỉnh. Hoạt động này liên quan đến việc nhà đầu tư thực hiện đầu tư ra nước ngoài theo các qui định của pháp luật trong nước cũng pháp luật nước tiếp nhận đầu tư. Cũng giống như hoạt động đầu tư trong nước, hoạt động đầu tư ra nước ngoài cần được nhận diện rõ ràng (mục 4.1) để có thể xác định được các qui định pháp luật điều chỉnh hoạt động này từ nước nơi hoạt động đầu tư bắt đầu triển khai. Mục tiếp theo sẽ đi vào tìm hiểu về các hình thức đầu tư ra nước ngoài được pháp luật Việt Nam công nhận (mục 4.2). Cũng giống như đối với hoạt động đầu tư trong nước, pháp luật Việt Nam cũng qui định rõ cơ quan có thẩm quyền quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngồi và trình tự thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài (mục 4.3). Phần cuối cùng của Chương sẽ trình bày một số hoạt động mà nhà đầu tư nước ngoài cần phải thực hiện thêm nhằm triển khai hoạt động đầu tư ở nước ngoài (mục 4.4).

4.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

Nếu như đối với hoạt động đầu tư trong nước, pháp luật có những qui định mang tính khuyến khích, thúc đẩy, thì đối với hoạt động đầu tư ra nước ngồi, các hoạt động đầu tư này bị giới hạn ở những nguyên tắc nhất định (4.1.3). Những nguyên tắc này là kim chỉ nam cho việc cụ thể hóa các qui định của pháp luật về việc bắt đầu triển khai hoạt động đầu tư ra nước ngồi từ phía nhà nước Việt Nam. Để có thể hiểu rõ được cơ sở pháp lý cho việc hình thành các nguyên tắc này, trước tiên cần phải xác định được khái niệm, đặc điểm của hoạt động đầu tư ra nước ngồi (4.1.1) và các hình thức đầu tư ra nước ngồi được nhà nước Việt Nam cơng nhận (4.1.2).

4.1.1. Khái niệm, đặc điểm của đầu tư ra nước ngoài

a. Khái niệm

Đầu tư ra nước ngồi có thể được hiểu một cách đơn giản là việc nhà đầu tư của một quốc gia mang tài sản của mình đến một quốc gia khác, vùng lãnh thổ khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, thu lợi nhuận. Với cách hiểu này đầu tư ra nước ngoài dẫn đến việc dịch chuyển về con người, về tài sản, để thực hiện hoạt động đầu tư, từ quốc gia nơi có nhà đầu tư đến quốc gia nước tiếp nhận đầu tư.

Đối với quốc gia nước tiếp nhận đầu tư, việc cho phép nhà đầu tư nước ngồi sang nước mình để thực hiện hoạt động đầu tư là nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, quốc gia nước tiếp nhận đầu tư cũng phải biết cân bằng các lợi ích mà đầu tư đem lại cho quốc gia mình với lợi ích của các nhà đầu tư. Quốc gia nước tiếp nhận đầu tư cần phải bảo đảm cho nhà đầu tư được bảo toàn và được hưởng những lợi ích mà hoạt động đầu tư đem lại một cách hợp pháp. Chính vì vậy, việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện hoạt động đầu tư trên lãnh thổ quốc gia dẫn đến nghĩa vụ của quốc gia tiếp nhận đầu tư phải bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể này cũng như những nghĩa vụ đối xử khác phù hợp với các nguyên tắc tập quán quốc tế về đầu tư. Các nghĩa vụ này có bản chất là các nghĩa vụ mang tính ngun tắc được luật quốc tế cơng nhận. Các quyền của nhà đầu tư nước ngồi có thể được bảo vệ thơng qua các nguyên tắc về bảo vệ quyền con người được ghi nhận trong luật quốc tế, hoặc thông qua các qui định được nêu trong các điều ước quốc tế song phương, đa phương về đầu tư.

Đối với quốc gia có nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài (gọi tắt là quốc gia đầu tư), việc cho phép các nhà đầu tư mang tài sản từ trong nước ra nước ngoài sẽ dẫn đến việc phát tán nguồn lực của quốc gia sang quốc gia nước tiếp nhận đầu tư. Do vậy, xét ở góc độ kinh tế, nếu cho phép nhà đầu tư của nước mình thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài mà chỉ nhằm đem lại các lợi ích cho quốc gia nước tiếp nhận

đầu tư thì quốc gia này khơng thấy có lý do cho phép việc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngồi. Quốc gia đầu tư chỉ có thể chấp nhận việc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài nếu hoạt động này cũng mang lại lợi ích cho quốc gia mình, bên cạnh những lợi ích mà nhà đầu tư thu được. Lợi ích đó có thể được thể hiện dưới hình thức lợi nhuận, ngoại tệ thu được từ hoạt động đầu tư kinh doanh và được chuyển về quốc gia đầu tư, hoặc lợi ích từ việc mở mang thị trường xuất khẩu sản phẩm sang các quốc gia khác. Lợi ích của quốc gia đầu tư sẽ chỉ có thể có được khi các lợi ích của nhà đầu tư được tơn trọng và bảo đảm thực hiện. Chính vì vậy, giữa quốc gia nước tiếp nhận đầu tư và quốc gia đầu tư thường có những cam kết quốc tế về đầu tư nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài tại quốc gia nước tiếp nhận đầu tư.

Đối với nhà đầu tư, việc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài chứa đựng những rủi ro nhất định. Bởi khi mang tài sản sang một quốc gia khác, họ sẽ gặp phải những rủi ro về chính trị, luật pháp, bên cạnh những rủi ro gắn liền với hoạt động đầu tư. Chính sách và luật pháp của quốc gia nước tiếp nhận đầu tư có thể thay đổi theo hướng khơng thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngồi. Ví dụ, những u cầu liên quan đến tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm của quốc gia nước tiếp nhận đầu tư, yêu cầu liên quan đến tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa cần đạt được,... Khi đó, nhà đầu tư nước ngồi sẽ khó có thể thực hiện hoạt động đầu tư sinh lợi như mục tiêu đặt ra. Do vậy, để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồi, quốc gia nước tiếp nhận đầu tư thường có những qui định về bảo đảm đầu tư, bên cạnh các biện pháp ưu đãi và hỗ trợ đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như cho các nhà đầu tư trong nước. Ngoài ra, những cam kết ở tầm quốc tế trong khuôn khổ các điều ước quốc tế song phương và đa phương về đầu tư cũng là những bảo đảm chắc chắn đối với nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện hoạt động đầu tư tại quốc gia khác.

Như vậy, có thể thấy, hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã tạo nên mối quan hệ ba bên, giữa quốc gia nước tiếp nhận đầu tư với quốc gia đầu tư, giữa nhà đầu tư với quốc gia đầu tư, giữa nhà đầu tư với quốc gia nước tiếp nhận đầu tư. Các quan hệ này được điều chỉnh bởi các điều ước

quốc tế về đầu tư, bởi luật quốc tế nói chung, bên cạnh hệ thống pháp luật quốc gia.

Tóm lại, có thể định nghĩa một cách đơn giản đầu tư ra nước ngoài như sau: Đầu tư ra nước ngoài là hoạt động đầu tư được thực hiện bởi nhà đầu tư của một quốc gia ở ngồi lãnh thổ quốc gia đó.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật Đầu tư: Phần 2 (Trang 63 - 66)