Thành Cổ Loa nằ mở phía Bắc sơng Hồng Giang (nay đã bị lấp), xưa là một dịng sơng lớn, nối liền sơng Hồng với sơng Cầu Nhờ sơng Hồng Giang, thành Cổ Loa thời đó trở

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 1 (Trang 29 - 32)

lớn, nối liền sơng Hồng với sơng Cầu. Nhờ sơng Hồng Giang, thành Cổ Loa thời đó trở thành đầu mối của hệ thống giao thông đường thủy trong một vùng rộng lớn ở Bắc Bộ. Thành Cổ Loa có ba vịng thành khép kín bằng đất, bao gồm từ trong ra ngoài: Thành Trong (thành nội), thành Trung (giữa) và thành Ngoại (ngồi). Trong đó, thành Trong hình chữ nhật, chu vi 1.650m. Thành cao trung bình khoảng 5m, mặt thành rộng 6-12m, chân rộng 20-30m. Thành Trung khơng có hình dáng cân xứng, dài 6.500; thành Ngoại dài khoảng 8.000m, chân thành rộng 12-20m. Ngoài các tường thành đều có hào sâu; ba lớp hào thành Cổ Loa nối liền với nhau và thơng với sơng Hồng Giang. Ngồi ba vịng thành khép kín, giữa thành và bên ngồi thành Ngoại cịn có nhiều đoạn lũy ngắn...

Trong hoạt động nông nghiệp, các công cụ kim loại (đồng, sắt) được sử dụng phổ biến trong trồng trọt và thu hoạch sản phẩm. Ngồi rìu đồng được sử dụng để khai phá đất đai, lưỡi dao gặt đồng dùng để thu hoạch, khảo cổ học cịn tìm thấy hàng loạt cơng cụ làm đất như lưỡi cày, cuốc, xẻng, thuổng (mai) làm bằng đồng bên cạnh một số công cụ làm bằng sắt như lưỡi cuốc, thuổng, mai, rìu, liềm sắt. Trong các cơng cụ sản xuất thì

lưỡi cày đồng đóng vai trị quan trọng trong làm đất. Các nhà khảo cổ đã

tìm thấy khoảng 200 lưỡi cày đồng ở các di chỉ Bắc Bộ. Riêng tại di chỉ Cổ Loa, các nhà khảo cổ đã tìm được 88 lưỡi cày đồng cùng một số hiện vật ở trong một trống đồng được chôn ở độ sâu 30cm. Lưỡi cày gồm nhiều loại với những kích thước, kiểu dáng khác nhau (hình cánh bướm, hình tam giác, hình tim, hình bầu dục). Trong các loại trên thì lưỡi cày hình tam giác có dáng chắc khỏe, mũi nhọn khá giống với các loại lưỡi cày sắt sau này. Lưỡi cày ở Cổ Loa thuộc loại hình tim, có kích thước khá lớn.

Trong nông nghiệp, cư dân Đông Sơn đã dùng cày thay dần cho cuốc, kết hợp với sức người để làm đất. Sử dụng lưỡi cày đã đem lại hiệu suất cao hơn các công cụ làm đất khác. Nhờ những công cụ kim loại, cư dân thời này đã mở rộng địa bàn cư trú, đẩy mạnh công cuộc chinh phục các vùng đồng bằng châu thổ. Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ dần dần được hình thành nhưng còn hoang dại, nhiều vùng trũng, đầm lầy, rừng rậm và nhiều vùng biển còn ăn sâu vào đất liền. Dọc theo các con sơng lúc đó chưa có đê, nên vào mùa nước lũ, nước tràn ngập và phủ lên đồng bằng những lớp phù sa màu mỡ. Đất đai phì nhiêu, thích hợp cho canh tác lúa nước. Từ những tụ điểm trên các gò đồi, chân núi, trên các doi đất ven sông, con người tiến hành khai phá đất đai, mở rộng diện tích trồng lúa bằng nhiều hình thức canh tác phù hợp với địa hình và thổ nhưỡng của từng vùng với hai hình thức canh tác chính là làm rẫy và làm ruộng. Làm rẫy (làm nương) là hình thức canh tác được áp dụng ở miền đồi núi, khơng có điều kiện làm thủy lợi và thâm canh. Để làm rẫy, người ta phát cây cối, dùng lửa đốt cháy cây cỏ thành tro bụi, dùng gậy chọc lỗ và tra hạt. Sử sách gọi đây là phương thức canh tác "đao canh, hỏa chủng". Điều này được nói tới trong sách Lĩnh Nam chích qi và sách

Hậu Hán thư: "Cửu Chân (Bắc Trung Bộ) có tục đốt cỏ mà trồng trọt".

Hình thức làm nương rẫy này vẫn được bảo tồn lâu dài ở một số nơi thuộc miền núi nước ta.

Ruộng thời này có nhiều loại, nhưng phổ biến và chủ yếu là loại ruộng nước (ruộng phù sa ven sông, ruộng trũng ở vùng thấp và quanh các ao, đầm, hồ), được gọi là "Lạc điền". Trong thư tịch cổ Trung Quốc chép: "Ngày xưa, Giao Chỉ khi chưa thành huyện, ruộng đất có ruộng Lạc, ruộng đó theo nước triều lên xuống, dân khẩn ruộng đó mà ăn nên gọi là dân Lạc". Để canh tác ruộng nước, người ta dùng cày có lưỡi bằng đồng và sức kéo của trâu bò, hoặc áp dụng lối canh tác "đao canh, thủy nậu", "hoả canh, thủy nậu" là phát cây, đốt cỏ rồi chờ nước hay tháo nước vào ruộng, giẫm cho xục bùn để gieo trồng lúa. Ruộng nước là loại ruộng cố định, được trồng trọt thường xuyên, mặt ruộng được cải tạo, có bờ giữ nước nên có điều kiện để thâm canh, tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp.

Công cuộc chinh phục vùng đồng bằng để phát triển nông nghiệp lúa nước đã nảy sinh nhu cầu trị thủy và làm thủy lợi. Điều kiện tự nhiên nước ta có mặt thuận lợi cho nghề trồng lúa nước nhưng cũng có mặt khắc nghiệt, đó là mối đe dọa của lũ lụt, hạn hán. Vì thế, việc làm thủy lợi, đắp đê được quan tâm. Nhưng trong điều kiện trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn thấp kém, việc đắp đê, làm thủy lợi mới chỉ sơ khai, bước đầu. Vào cuối thời Hùng Vương, dân cư ở vùng đồng bằng đã đắp những đoạn đê quai để khai phá đất đai và chống ngập lụt cho từng vùng. Ở Cổ Loa đã phát hiện được một bờ đất cao, có nhiều khả năng đây là dấu tích của một đoạn đê cổ, có trước thời Bắc thuộc.

Làm rẫy, làm ruộng và làm vườn là ba hình thức canh tác cơ bản của nông nghiệp thời đại Hùng Vương. Những phát hiện khảo cổ cho biết nghề trồng lúa nước đã có sự phát triển trong thời đại này. Lúa gạo cháy có niên đại 3.500 đến 3.200 năm trước đã được tìm thấy trong nhiều di chỉ khảo cổ ở lưu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cả (sông Lam) và sông Mã. Lễ hội mùa lúa với cảnh người giã gạo được mô tả trên mặt trống đồng (Ngọc Lũ, Cổ Loa, Sông Đà), trên thân thạp đồng

Hợp Minh (Yên Bái) hay thóc gạo trong các đồ dùng chôn theo mộ cổ ở Đơng Sơn (Thanh Hố) đã cho thấy "lúa là nguồn lương thực chính của cư dân Việt thời Đơng Sơn" [Vũ Duy Mền & cộng sự, 2017, 169].

Cây trồng chính trong nơng nghiệp là lúa nước (lúa tẻ, lúa nếp). Lúa nếp được trồng khá phổ biến và có vai trò quan trọng đối với người dân. Điều này được phản ánh trong sách Lĩnh Nam chích quái và được một số di tích khảo cổ xác nhận1. Bên cạnh lúa, các cây rau củ, cây ăn quả được trồng trọt. Hạt na, hạt trám đã được tìm thấy ở di chỉ Đồng Đậu; hạt đậu tìm được ở di chỉ Hồng Ngơ. Kết quả phân tích khoa học một số di vật ở Tràng Kênh (Hải Phịng) cũng cho biết có những cây thuộc về họ đậu, họ bầu bí, họ dâu tằm. Trong truyền thuyết dân gian nói đến việc trồng dưa hấu (truyện Mai An Tiêm), trồng cau, trầu (truyện Trầu cau). Người thời Âu Lạc sử dụng các công cụ kim loại (đồng, sắt) kết hợp với sức kéo của trâu bị để canh tác nơng nghiệp trên một diện tích rộng lớn vùng châu thổ Bắc Bộ và đạt được năng suất cao rõ rệt. Sử cũ cho biết, dân Giao Chỉ một năm cấy hai vụ lúa vào mùa hè và mùa đông, thu hoạch vào tháng 10 và tháng 4 âm lịch. Số lượng lương thực dư thừa hàng năm tăng đáng kể, dự trữ lương thực của nhà nước cũng dư dật. Sản xuất lúa thời này không chỉ đáp ứng lương thực cho người dân Giao Chỉ mà còn cung cấp gạo ăn cho cả Cửu Chân (Bắc Trung Bộ)2.

Chăn nuôi được duy trì, phát triển theo hướng gắn với trồng trọt, không tách thành ngành kinh tế độc lập. Cư dân thời này ni các loại gia súc, gia cầm: chó, lợn, trâu bị, ngựa, gà; trong đó, ni trâu bị có xu hướng tăng lên. Trâu bị được ni một mặt để cung cấp thực phẩm cho đời sống, mặt khác đáp ứng nhu cầu sức kéo cho nông nghiệp. Trong các vật ni, chó và trâu được các nghệ nhân Đông Sơn thể hiện trên tang, thân trống và rìu đồng bên cạnh các loại chim, thú rừng khác là tê giác, công, hươu nai, cá voi, hổ, cá sấu... Nuôi tằm được người dân quan tâm phát triển vì nó cung cấp ngun liệu cho nghề dệt thủ công và đem đến

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 1 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)