kiến Việt Nam thời kỳ này. Thực ấp, thái ấp, thang mộc ấp là những biểu hiện khác nhau của chế độ sở hữu nhà nước đối với ruộng đất công làng xã. Phong thưởng, ban cấp cho những người có cơng bằng ruộng đất hay hộ nơng dân là hình thức phân phong phổ biến trong thời Lý - Trần.
Khi nhà Hồ lên thay nhà Trần, Hồ Quý Ly đã thực thi chính sách
hạn danh điền và hạn nơ. Trong đó, chính sách hạn danh điền ban hành năm 1397 quy định: "Đại vương và công chúa trưởng được chiếm hữu vô hạn, đến thứ dân được chiếm không quá 10 mẫu, nếu quá số quy định triều đình sung cơng". Đến năm 1401, nhà Hồ tiếp tục ban hành chính sách hạn nơ với nội dung: quý tộc tuỳ theo phẩm hàm chức tước được giữ một số gia nô nhất định, quá số quy định, triều đình sung cơng trả 5 quan nếu có chúc thư thừa kế ba đời. Như vậy, chế độ điền trang, thái ấp và nông nô, nô tỳ vẫn được nhà nước thừa nhận về mặt pháp lý. Nhưng với hai chính sách hạn danh điền và hạn nô, hầu hết ruộng đất và nông nô, nô tỳ đã từ tay quý tộc Trần chuyển sang nhà nước. Đây là biện pháp mà Hồ Quý Ly sử dụng để đánh vào quyền lực kinh tế, chính trị của quý tộc Trần nhằm củng cố quyền lực cho vương triều Hồ. Chính sách hạn danh điền và hạn nô đã làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn kinh tế - xã hội phát sinh từ cuối thời Trần.
Thời Lê sơ, nhà nước phong kiến ban hành chính sách "lộc điền" (1477) quy định người được hưởng lộc điền chỉ có vua và các quan tứ phẩm trở lên. Ruộng lộc điền có một phần được cấp vĩnh viễn, cịn một phần chỉ cấp cho sử dụng. Thân vương được cấp 2.090 mẫu, trong đó có 640 mẫu được cấp vĩnh viễn. "Lộc điền" là loại ruộng khơng có nơng dân kèm theo. Trong đó bộ phận ruộng đất được nhà nước cấp vĩnh viễn chưa lớn, nhưng đây là hiện tượng mới có tác dụng thúc đẩy tư hữu ruộng đất phát triển. Chính sách lộc điền đã làm nảy sinh quan hệ địa chủ - tá điền thay thế cho quan hệ nơng nơ, nơ tỳ trước đó.
Như vậy, có thể nói, đến thời Lê sơ, chế độ điền trang, thái ấp khơng có cơ sở để tồn tại đã đi vào giai đoạn tan rã. Trong bối cảnh lịch sử cụ thể này, chính sách lộc điền thời Lê sơ là hình thức phong cấp tiến bộ, góp phần tạo ra những biến đổi trong quan hệ kinh tế - xã hội. Ruộng đất phong cấp là một đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị. Nó đặc biệt
phát triển vào thời Lý - Trần, tới thời Lê sơ, nội dung phong cấp có sự thay đổi làm nảy sinh quan hệ địa chủ - tá điền trong xã hội [Nguyễn Trí Dĩnh & cộng sự, 2013, 446].
- Ruộng đất công làng xã
Ruộng đất cơng làng xã (cịn được gọi là "quan điền", "quan điền bản xã") xuất hiện từ khi giải thể chế độ công xã nguyên thủy và tồn tại lâu dài trong lịch sử nước ta. Nhà nước phong kiến đã biến loại ruộng đất này thành sở hữu của mình nhưng giao cho các làng xã quản lý phân chia theo tục lệ, tổ chức canh tác và nộp tô thuế cho nhà nước. Đây là bộ phận ruộng đất quan trọng nhất, mang lại nguồn thu chủ yếu cho nhà nước. Người nông dân khi nhận và canh tác loại ruộng đất này họ phải chịu các nghĩa vụ với nhà nước như: nộp tô, đi lao dịch, binh dịch. Trong các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ việc phân chia ruộng công ở địa phương do các làng xã đảm nhiệm. Về nguyên tắc chung, ruộng đất công thuộc làng xã nào làng xã đó cày cấy. Nguyên tắc này được nhà nước trung ương và địa phương tôn trọng. Ruộng đất được phân chia theo định kỳ (từ 3 đến 6 năm). Nhưng dưới thời nhà Lê sơ, chính quyền trung ương đã có sự can thiệp vào việc phân chia ruộng đất công làng xã qua chính sách "quân điền"1.
"Quân điền" là chính sách lớn về phân chia ruộng đất thời Lê sơ (Hậu Lê) xuất phát từ thực trạng đất nước sau 20 năm chống Minh. Lúc đó, ruộng đất phần bị bỏ hoang phần bị chiếm đoạt, nông nghiệp điêu tàn, nông dân phiêu tán, nghĩa quân khi trở về quê hương bản quán khơng có ruộng đất để sinh sống. Vì thế, năm 1428, Lê Lợi cho điều tra tình hình ruộng đất, quyết định thu hồi ruộng đất của những quý tộc tuyệt tự, của ngụy quan; ruộng vô chủ, bỏ hoang sung công và phân chia lại ruộng đất. Tuy vậy, chế độ "quân điền" phải đến thời Lê Thánh Tơng (1460-1497) mới hồn chỉnh và có nội dung cơ bản như sau:
1) Mọi người dân trong làng xã đều được chia ruộng đất. Các thành phần trong xã hội từ quan tam phẩm trở xuống đến binh lính, dân phu
1 Chế độ quân điền xuất hiện ở Trung Quốc vào năm 485. Ở Việt Nam lần đầu tiên thực hiện "quân điền" là năm 1429, dưới thời vua Lê Thái Tổ (1428-1433). hiện "quân điền" là năm 1429, dưới thời vua Lê Thái Tổ (1428-1433).
đến vợ con chức sắc, quân sắc, các hạng dân đinh đang phục vụ nhà nước, người già, trẻ mồ cơi, đàn bà góa, người tàn phế, vợ những người phạm tội, người nước ngoài quy thuận đều được cấp ruộng đất. Chỉ trừ những quan viên từ nhị phẩm trở lên đã được cấp lộc điền nhiều và nô tỳ là khơng được cấp. Những xã có ruộng đất tư thì những người có nhiều ruộng đất tư cũng không được cấp.
2) Ruộng đất đem quân cấp (phân chia) là ruộng đất công làng xã bao gồm cả đất tư bị nhà nước sung công giao cho làng xã quản lý. Quân điền thực hiện theo nguyên tắc, ruộng đất công của làng xã nào thì chia cho dân của làng xã đó, trường hợp những làng xã ruộng đất nhiều, dân ít mà bỏ hoang thì cho phép đem chia cho dân xã khác thiếu ruộng đất.
3) Ruộng đất chia cho mọi người gọi là ruộng khẩu phần (loại ruộng này khơng tính theo diện tích mà tính theo tỷ lệ nên gọi là khẩu phần). Quan viên tam phẩm được cấp 11 phần, tứ phẩm 10 phần... cho đến thấp nhất là người già từ 60 tuổi trở lên, vợ dân đinh phục dịch được cấp 3,5 phần. Tùy theo số ruộng đất công và số người được phân chia mà mỗi phần cũng như ruộng khẩu phần của từng làng xã có sự khác nhau.
4) Thời hạn quân cấp là 6 năm một lần. Đến kỳ hạn quân cấp, quan phủ, huyện, châu phải xuống các xã thôn để giám sát việc đo đạc và phân chia ruộng đất. Trong thời gian 6 năm giữa hai kỳ hạn qn cấp thì có sự điều chỉnh như lấy lại phần ruộng của người chết khi hết tang cấp thêm cho dân đinh đến tuổi, thêm hoặc giảm bớt khẩu phần của những quan viên, chức sắc được sung chức, thăng chức hay giáng chức, bãi chức.
5) Người được chia ruộng đất chỉ được quyền chiếm giữ để cày cấy, không được mua bán, tức khơng có quyền sở hữu. Những người nhận ruộng quân cấp phải thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: nộp tơ thuế, làm lao dịch, binh dịch...
Chính sách quân điền với nội dung như trên được triển khai trong thực tế từ năm 1477. Với chính sách quân điền, nhà Lê sơ đã dần huỷ bỏ quyền tự trị ruộng đất của làng xã, góp phần đẩy nhanh quá trình phong kiến hố cơ cấu xã hội. Đồng thời chế độ quân điền thời Lê sơ cịn có tác
dụng tích cực trong việc phục hồi, phát triển nông nghiệp, lập lại trật tự xã hội, tạo điều kiện cho người nơng dân có ruộng đất cày cấy với chế độ quân cấp và tô thuế ổn định. Nhưng những người được chia ruộng đất phải chịu mọi nghĩa vụ đối với nhà nước là nộp tô thuế, đi lao dịch, binh dịch. Tuy vậy, về sau theo xu thế chung trước sự phát triển mạnh mẽ của chế độ tư hữu ruộng đất thì ruộng đất cơng làng xã ngày càng bị thu hẹp và chế độ quân điền cũng mất dần tác dụng [Phan Huy Lê, 2012].
Bên cạnh loại ruộng đất cơng làng xã thuộc sở hữu nhà nước thì ở các làng xã nước ta hầu hết đều có ít nhiều ruộng đất riêng, gọi là ruộng
công bản. Loại ruộng đất này có nhiều nguồn gốc khác nhau. Ruộng
công bản bao gồm các loại ruộng tế tự, ruộng mộ của những người được thờ ở làng, ruộng của ai đó cúng cho làng, giúp làng có cơng quỹ giải quyết cơng việc chung.
* Ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân
Đây là ruộng đất của địa chủ hay của những nơng dân tự canh, trong đó ruộng đất của địa chủ là chủ yếu. Ở nước ta ruộng đất tư xuất hiện khá sớm (thời Bắc thuộc); nhưng phải từ thời Lý, nó mới được thừa nhận về mặt pháp lý. Việc pháp luật nhà nước thừa nhận ruộng tư là thể hiện một khuynh hướng mới mang tính tích cực, vì nó đáp ứng những yêu cầu khách quan mà lịch sử đặt ra trong quá trình vận động và phân hố ruộng đất ở Việt Nam [Nguyễn Trí Dĩnh & cộng sư, 2013, 447]. Ruộng đất tư trải qua quá trình phát sinh, hình thành, phát triển lâu dài và chịu tác động của nhiều nhân tố. Đó là sự phân hố xã hội, do "chiếm cơng vi tư" về ruộng đất hoặc do nhà nước bán ruộng công làm ruộng tư. Ruộng đất tư được gọi bằng những cái tên (thuật ngữ): "dân điền" (ruộng dân), "tư điền" (ruộng tư), "danh điền" (ruộng có người đứng tên).
Đến thời Lý - Trần, chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất đã có sự phát triển đáng kể. Nhà nước đánh thuế ruộng tư nhẹ hơn ruộng công. Theo sách An Nam chí nguyên, nếu thuế ruộng tư một mẫu thu ba thăng thì ruộng cơng một mẫu thu 100 thăng. Các hiện tượng mua, bán, cúng, tặng và các vụ kiện tụng về tranh chấp ruộng đất xẩy ra khá phổ biến trong xã hội. Để giải quyết tình trạng này, nhà nước phong kiến đã ban
hành nhiều điều luật liên quan đến sở hữu đất đai tư nhân. Nhà Trần cịn bán ruộng cơng làm ruộng tư, nhưng ruộng đất của tư nhân nếu nhà nước sử dụng đến thì chủ được bồi thường.
Thời kỳ này tồn tại 4 hình thức sở hữu chính về ruộng đất tư nhân, đó là sở hữu nhỏ của nơng dân, sở hữu lớn của địa chủ, sở hữu điền trang của quý tộc và sở hữu ruộng đất của nhà chùa (Phật điền).
- Ruộng đất của nông dân
Ngay từ sớm, chế độ sở hữu nhỏ về ruộng đất của nông dân đã chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Ruộng đất tư của nông dân lao động hình thành từ hai nguồn: khai khẩn đất hoang và mua ruộng đất của nhà nước. Trong đó, việc khai khẩn đất hoang mở rộng diện tích canh tác hay xây dựng làng mới đã tạo điều kiện cho chế độ sở hữu nhỏ này phát triển.
Bên cạnh đó, việc nhà nước phong kiến bán ruộng đất cơng cho tư nhân cũng góp phần làm cho ruộng đất tư của nông dân tăng lên. Năm 1254, nhà Trần bán ruộng đất công làng xã cho dân mua làm ruộng tư. Giá một mẫu ruộng nhà nước phong kiến bán bấy giờ là 5 quan tiền. Có khơng ít gia đình nơng dân làm nghề thủ cơng đã mua được ruộng đất. Có những quan lại nhỏ cũng gom góp tiền lương mua ruộng đất làm cơ sở sinh sống lâu dài và dùng để cúng tiến nhà chùa. Tình hình này phần nào được phản ánh trong các bi ký địa phương. Qua tư liệu bi ký cho biết đa số người cúng ruộng là viên chức nhà nước. Như vậy, hàng ngũ viên chức, quan lại nhỏ thời Lý - Trần đã giữ một vị trí đáng kể đối với bộ phận sở hữu nhỏ về ruộng đất [Trương Hữu Quýnh, 2009, 130-131]. Như vậy có thể nói, chế độ sở hữu nhỏ về ruộng đất của nhân dân lao động dưới thời Trần đã khá phổ biến. Nó sẽ là cơ sở quan trọng cho sự phát triển của chế độ sở hữu lớn về ruộng đất trong thế kỷ XIV, đặc biệt là vào những năm đói kém.
Thời nhà Hồ, chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất nhìn chung khơng có điều kiện phát triển do triều đình phong kiến thâu tóm đất đai vào tay nhà nước. Nhưng thời Lê sơ, nhà nước cho phép biến quyền chiếm hữu
lâu năm thành quyền sở hữu. Việc làm này đã thúc đẩy tình trạng "chiếm cơng vi tư" ruộng đất nảy sinh. Đây chính là cơ sở làm cho chế độ tư hữu lớn về ruộng đất xuất hiện, phát triển trong thế kỷ XIV. Và nó cịn là nhân tố khiến cho ruộng đất công làng xã giảm đi, ruộng đất tư có khuynh hướng tăng lên.
- Ruộng đất của địa chủ
Chế độ sở hữu lớn về ruộng đất đã xuất hiện từ thời Bắc thuộc. Ngay trong thời Bắc thuộc đã có một số địa chủ giàu có bỏ tiền của, ruộng đất để xây dựng chùa chiền, cho con cái đi học. Khi đất nước giành được độc lập, họ đã đưa con em mình vào hàng ngũ quan lại của các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê. Trong thời Lý - Trần, chế độ sở hữu lớn về ruộng đất tư đã có bước phát triển cao hơn thời Bắc thuộc. Một số quan lại cao cấp của nhà Lý cũng là những địa chủ thời đó. Chẳng hạn như Đơ ngự sử Bùi Quốc Khái, nhà có nhiều ruộng đất, hai con gái của ông đã đem 5 mẫu ruộng cúng cho chùa Thiên Niên (phường Quất Sài, Hà Nội). Hay Đại tư đồ Đỗ Thế Niên, dưới thời Lý Anh Tông (1138-1175), xây nhà cửa sang trọng, cúng cho các chùa chiền nhiều đất. Cùng với thời gian, số lượng địa chủ ngày càng nhiều hơn. Địa chủ nhiều người là công thần, quan lại, các công chúa, cung tần, thị nữ của nhà vua. Những người này nhờ có ruộng phong cấp mà tích luỹ, gia tăng của cải, đem mua ruộng đất tư biến thành địa chủ.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông xâm lược, Trần Hưng Đạo đã kêu gọi các nhà giàu (địa chủ) nộp thóc để cung cấp quân lương đánh giặc. Một phụ nữ giàu có ở thơn Phú Lương (Thủy Ngun, Hải Phịng) đã bỏ tiền, thóc giúp quân lương của Trần Hưng Đạo hay một nhà giàu khác ở thơn Nội (xã Q Xun, Thủy Ngun, Hải Phịng) cũng "xuất gia tư để cấp quân nhu" cho Trần Hưng Đạo khi ông đi qua địa phương mà quân lương chưa tới. Đến nửa sau thế kỷ XIV, bộ phận ruộng đất của địa chủ khá lớn. Tuy vậy, địa chủ thời này vẫn chưa trở thành lực lượng xã hội lớn mạnh. Khi nhà Hồ lên thay nhà Trần, nhà nước đã thực hiện chính sách hạn điền khiến ruộng đất tư, đặc biệt bộ phận ruộng đất của địa chủ khơng có điều kiện phát triển, thậm chí cịn bị suy giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó nhà nước cịn tăng mức thuế ruộng
tư từ 3 thăng lên 5 thăng một mẫu. Với chính sách hạn điền, nhà Hồ đã kìm hãm sự phát triển ruộng tư - một loại hình kinh tế tiến bộ trong nông nghiệp.
Sở hữu lớn về ruộng đất dưới thời nhà Lê sơ có điều kiện phát triển. Để củng cố cơ sở xã hội, cơ sở giai cấp hậu thuẫn cho mình, nhà nước thời này đã thực thi chính sách "lộc điền" và cho ban hành nhiều luật lệ liên quan đến sự tồn tại, phát triển của ruộng tư. Bộ Luật Hồng Đức cho phép chuyển quyền chiếm giữ ruộng đất lâu năm thành quyền sở hữu. Với điều luật này, nhà nước thời Lê sơ đã hợp pháp hoá nhiều trường hợp xâm lấn đất đai của địa chủ. Bên cạnh thời này cịn có quy định về các hình thức bán đợ, bán vĩnh viễn ruộng đất trong xã hội. Nhìn chung dưới thời Lê sơ, ruộng đất tư đã trở thành bộ phận quan trọng trong cơ cấu sở hữu đất đai của quốc gia. Giai cấp địa chủ đã là lực lượng xã hội có thế lực mạnh về kinh tế, chính trị. Sự phát triển của ruộng tư và các quan hệ kinh tế của nó đã phản ánh một xu thế tích cực. Xu thế này góp