1 Theo sử sách cho biết: Thời Tam Quốc, khi nhà Ngô cát cứ ở Giang Đông, Thái thú Giao Chỉ là Tôn Tư đã bắt hơn 000 thợ thủ công Giao Chỉ về dâng cho vua Ngô để xây dựng
2.2.1.2. Tư tưởng, chính sách kinh tế
Tư tưởng, chính sách kinh tế ln có vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Tư tưởng, chính sách kinh tế là nhân tố góp phần hình thành những định hướng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nếu được định hướng đúng đắn, phù hợp nền kinh tế sẽ có điều kiện phát triển; ngược lại sẽ làm cho nó gặp khó khăn, thậm chí khủng hoảng. Vì thế trong nghiên cứu lịch sử kinh tế chúng ta cần xem xét tư tưởng, chính sách kinh tế đã tác động, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế như thế nào trong mỗi thời kỳ lịch sử.
Trong thời phong kiến, nước ta chịu ảnh hưởng, tác động của nhiều trào lưu tư tưởng văn hố phương Đơng là Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo. Trong đó Nho giáo có ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, chính sách kinh tế nước ta thời phong kiến. Nho giáo là một trào lưu tư tưởng phát sinh, phát triển ở Trung Quốc. Liên quan đến kinh tế, Nho giáo có chủ trương đề cao vai trị, tầm quan trọng của nơng nghiệp. Điều này thể hiện rõ trong các mệnh đề: "nông vi bản", "dĩ nông vi bản", "trọng bản, ức mạt".
Xã hội Việt Nam truyền thống chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo. Nhà nước và dân chúng đều coi trọng nông nghiệp, xem nông nghiệp là nghề gốc, là hoạt động căn bản và xem nhẹ công thương nghiệp. Tư tưởng này là nhân tố có ảnh hưởng và chi phối quan trọng nhất đối với đời sống kinh tế dân tộc ta thời phong kiến dân tộc, tự chủ (938-1858).
Trong xã hội, sự phân tầng theo đẳng cấp - chức nghiệp cũng phản ánh tư tưởng "nông vi bản" rõ nét. Khối dân chúng được sắp xếp theo
trật tự từ cao xuống thấp là: Sĩ - Nông - Công - Thương. Trong trật tự này, sĩ là bộ phận được trọng vọng nhất, chỉ đứng sau vua quan phong kiến. Tiếp đến là nơng dân; cịn thợ thủ cơng và thương nhân xếp thứ ba và thứ tư. Cấu trúc phân tầng xã hội như vậy cho thấy nghề nông được coi trọng, cịn cơng thương nghiệp bị coi nhẹ.
Bên cạnh tư tưởng "nông vi bản", "trọng bản, ức mạt" trong xã hội phong kiến cịn có cả các tư tưởng: "quý nghĩa, khinh lợi", "ca ngợi chữ nhàn", "bình quân chủ nghĩa", "đề cao hà tiện"... Những tư tưởng này đều ít nhiều có ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế nước ta thời phong kiến.
Tư tưởng "nông vi bản", "trọng bản ức mạt" (hay còn gọi là "trọng nơng ức cơng thương") trên đại thể có biểu hiện khác nhau qua hai giai đoạn lịch sử. Trong giai đoạn chế độ phong kiến được xây dựng, phát triển đạt đỉnh cao (thế kỷ X-XV) thì tư tưởng trọng nơng thể hiện rất rõ, cịn cơng thương nghiệp tuy khơng được coi trọng nhưng cũng không bị hạn chế phát triển lắm. Song, sang giai đoạn chế độ phong kiến bị khủng hoảng, suy vong (thế kỷ XVI-1858), nông nghiệp do tác động của những nhân tố khách quan và chủ quan đã khơng cịn được chú trọng như giai đoạn trước nữa. Trong khi đó, cơng thương nghiệp, xét về mặt tư tưởng không phải là hoạt động được coi trọng; nhưng trên thực tế, trong bối cảnh lịch sử cụ thể, công thương nghiệp giai đoạn này được nhìn nhận cởi mở hơn. Đây chính là một trong những điều kiện thuận lợi giúp thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta có sự hưng khởi, phát triển khi chế độ phong kiến Việt Nam đã bước sang giai đoạn khủng hoảng, suy vong (thế kỷ XVI - XIX).
2.2.2. Đặc điểm tình hình kinh tế