- Cơ quan vay nợ 3,5 26,7 19,2 Đóng góp cho chi phí của Chính phủ 12,2 7,0 5,
3.2.1.2. Nội dung chính sách kinh tế
Chính sách kinh tế có những nội dung cơ bản sau:
- Đối với sản xuất: Chính quyền thuộc địa bắt nơng dân Việt Nam
phải giảm bớt diện tích trồng trọt thực phẩm để sản xuất các thứ cần thiết cho việc kinh doanh của họ mà trước kia phần lớn hoặc toàn bộ đều phải mua của nước ngoài. Nhiều cơ quan được lập ra để thu mua với giá rẻ mạt các nguyên liệu như bông, đay, lạc, thầu dầu, vỏ dừa... và phân phối các nguyên liệu đó cho các ngành cơng nghiệp hay thủ cơng. Người dân tự ý mua bán những nguyên liệu trên bị phạt tiền, phạt tù. Bên cạnh đó, thực dân Pháp cịn hướng cơng nghiệp, thủ công nghiệp vào sản xuất những thứ hàng hóa như đồ kim khí, văn phịng phẩm, thuốc nổ, dầu trơn máy,... để thay thế hàng hóa trước kia phải nhập khẩu.
- Đối với xuất nhập khẩu: Thực dân Pháp quy định, tất cả hàng hóa
xuất nhập khẩu đều phải qua tay các cơ quan của chính quyền thực dân hoặc của bọn tư bản Pháp đại diện. Việc kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu như trên với mục đích để bọn đại tư bản Pháp nắm chặt các hàng hóa nhập khẩu hiện có rất ít rồi đem đầu cơ bán với giá cao hoặc đem phân phối riêng cho bọn chúng.
- Đối với phân phối hàng hóa: Chính quyền thuộc địa đặt ra lệ phát
"bơng" và thẻ gia đình cho nhân dân các thành phố trong việc mua bán những nhu yếu phẩm cần thiết như gạo, đường, vải... đồng thời đặt ra những cơ quan để kiểm soát chặt chẽ việc phân phối các nguyên liệu cho công nghiệp, thủ cơng nghiệp như bơng, đay, vỏ dừa, đồ kim khí, giấy...
- Đối với giá cả: Thực dân Pháp lập Hội đồng hóa giá để định giá thu mua và bán các thứ hàng hóa cần thiết cho người dân. Mục đích của việc kiểm sốt giá cả là để thu mua được hàng hóa của dân với giá rẻ mạt rồi đem bán ở chợ đen, kiếm lợi nhuận lớn, đáp ứng nhu cầu chiến tranh.
Như vậy, chính sách kinh tế được phát xít Nhật - thực dân Pháp thực hiện là nhằm kiểm soát và điều tiết nền kinh tế vận hành theo hướng
đáp ứng các nhu cầu chiến tranh mà hai nước đang tham gia. Mục đích của chính sách này là nhằm vơ vét, bóc lột tối đa vật chất, tài nguyên của thuộc địa để ném vào lị lửa chiến tranh. Hậu quả của chính sách này đã tàn phá nặng nề nền kinh tế và đẩy nhân dân Việt Nam lún sâu hơn vào sự đói khổ, bần cùng.
3.2.2. Đặc điểm tình hình kinh tế