thêm nguồn thu nhập cho họ. Ở cả hai vùng Giao Chỉ và Cửu Chân, nuôi tằm một năm thu hoạch được tám lứa kén.
Trong thời dựng nước, các hoạt động kinh tế khai thác (hái lượm, săn bắn) tuy vẫn tồn tại nhưng đã bị đẩy xuống hàng thứ yếu. So với hái lượm, săn bắn có vai trị quan trọng hơn do nó bổ sung thêm phần thức ăn thịt, đồng thời cung cấp da, xương, sừng cho các nghề thủ công chế tạo đồ trang sức, đồ dùng và vũ khí. Săn bắn cịn có ý nghĩa chống thú dữ, bảo vệ mùa màng và cuộc sống cư dân. Đối tượng săn bắn là các loại thú như lợn rừng, hươu nai, khỉ, nhím, chuột, voi, hổ, tê giác... Người thời này đã biết sử dụng chó phục vụ săn bắn.
Đánh bắt cá xuất hiện từ giai đoạn Đồng Đậu đến giai đoạn Đông Sơn phát triển hơn. Do nước ta có bờ biển dài, nhiều sơng, ngịi, ao, đầm, hồ nên đánh bắt cá có điều kiện phát triển mạnh. Người thời này đã sử dụng các công cụ là lưỡi câu, lưới, lao, thuyền... trong đánh bắt cá. Hoạt động này cung cấp thêm nguồn thực phẩm quan trọng cho cư dân Việt cổ. Cá kết hợp với rau, cơm tạo thành mô thức bữa ăn truyền thống của người Việt.
c. Trao đổi sản phẩm
Hoạt động trao đổi sản phẩm đã xuất hiện từ thời nguyên thủy giữa các thị tộc, bộ lạc. Các vật được trao đổi bao gồm đồ trang sức làm bằng vỏ ốc, đốt xương cá, đồ gốm, rìu đá... Hoạt động trao đổi diễn ra giữa các bộ lạc vùng biển với vùng rừng núi. Sự trao đổi không chỉ phát triển trong nội bộ bộ lạc mà còn mở rộng ra ngoài biên giới các bộ lạc [Lê Quốc Sử, 1998, 429].
Đến thời dựng nước, do sự phát triển của nông nghiệp, đặc biệt là thủ công nghiệp đã tạo điều kiện cho trao đổi, lưu thông sản phẩm tiến bộ hơn trước. Quan hệ trao đổi, mua bán ngày càng phổ biến và lan rộng không chỉ giữa các vùng trong nước với nhau mà còn lan sang nhiều nước khác trong khu vực. Đồ đồng Đơng Sơn có mặt ở khắp miền núi, miền xuôi trong cả nước và mở rộng lên cả phía Bắc đến tận đất Điền (Vân Nam), đất Thục (Tứ Xuyên) của Trung Quốc. Không chỉ thế, người
ta cịn tìm thấy trống đồng Đơng Sơn ở cả miền Tây vực (Trung Á), ở nước Thiện (Miến Điện), nước Thân Độc (Ấn Độ), v.v... Cịn về phía Nam, đồ đồng Đơng Sơn đã tìm thấy ở Malaysia, Indonesia1... Giới khảo cổ học quốc tế thừa nhận việc phát hiện trống đồng Ngọc Lũ ở Malaysia, Indonesia và những nơi khác trong khu vực cho thấy rõ ảnh hưởng của văn hố Đơng Sơn cũng như hoạt động ngoại thương của Âu Lạc thời kỳ này đã khá phát triển.
Nhìn chung, vào cuối thời Hùng Vương trên đất nước ta đã manh nha sản xuất hàng hoá và sự trao đổi hàng hoá, nghĩa là đã xuất hiện quan hệ hàng hoá - tiền tệ - thương mại sơ khai. Hình thức trao đổi chủ yếu lúc bấy giờ là vật đổi vật hoặc thông qua một vật ngang giá trung gian nào đó... [Đặng Phong, 1970, 412, 419]. Theo nhà nghiên cứu Lê Quốc Sử, trước khi Triệu Đà chinh phục Âu Lạc, đã có bn bán, trao đổi giữa miền nội địa Trung Quốc với nước Văn Lang - Âu Lạc. Ở nhiều nơi trên đất nước ta đã tìm thấy tiền đồng cổ của Trung Quốc đời Tần, đời Cao Hậu và đời Hán Vũ Đế... [Lê Quốc Sử, 1998, 432].
Tóm lại: Kinh tế thời dựng nước có sự phát triển cao, tương đương
với nhiều quốc gia đương thời. Trong đó, trồng lúa nước đóng vai trị chủ đạo, có sự kết hợp với chăn ni các loại gia cầm, gia súc... Thủ công nghiệp thời kỳ này có bước tiến quan trọng; trong đó nghề luyện kim, đúc đồng, chế tạo kim loại, xây dựng đạt thành tựu rực rỡ. Luyện kim, chế tác kim loại đã sản xuất được nhiều công cụ sản xuất, vật dùng, vũ khí, đồ trang sức và đặc biệt là trống đồng. Trống đồng Đông Sơn là biểu tượng cho văn minh, văn hóa nước ta thời này. Hoạt động trao đổi trong nước được mở rộng hơn, bên cạnh giao lưu trao đổi với bên ngồi bước đầu hình thành, phát triển. Sự phát triển mạnh về kinh tế dẫn đến phân hoá xã hội, tạo tiền đề cho sự ra đời nhà nước sơ khai Văn Lang - Âu Lạc và sự xuất hiện nền văn minh sông Hồng nổi tiếng thời cổ đại ở Bắc Bộ.