Chính sách kinh tế của thực dân Pháp

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 1 (Trang 102 - 105)

KINH TẾ THỜI KỲ THỰC DÂN PHÁP THỐNG TRỊ (1858 ‐ 1945) 

3.1.1.2. Chính sách kinh tế của thực dân Pháp

Sau khi hồn thành cơng cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bắt tay vào xây dựng bộ máy cai trị ở thuộc địa. Ngày 17 tháng 10 năm 1887, Tổng thống Pháp cho ban hành sắc lệnh thành lập "Liên bang Đông Dương" thuộc Pháp. Vào năm 1899, Liên bang Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Campuchia. Thực dân Pháp chia Việt Nam thành ba kỳ với ba chế độ cai trị khác nhau.

Khi đã hình thành bộ máy cai trị, ổn định xong tình hình, thực dân Pháp bắt đầu triển khai các chương trình khai thác, bóc lột thuộc địa. Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đã triển khai hai cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam: cuộc khai thác lần thứ nhất kéo dài từ năm 1897 đến 1914, còn lần thứ hai kéo dài trong 10 năm (1919 đến 1929). Chính sách kinh tế mà chính quyền thuộc địa Pháp thực hiện trong hai cuộc khai thác này có sự khác nhau.

a. Chính sách kinh tế trong cuộc khai thác lần thứ nhất (1897-1914)

Năm 1897, Chính phủ Pháp cử Pôn Đume (Paul Doumer) sang làm tồn quyền Đơng Dương, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất cũng bắt đầu. Tinh thần cơ bản của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất được thực dân Pháp xác định là: Độc chiếm thị trường Đông Dương; nền kinh tế ở thuộc địa phải được thu gọn trong việc cung cấp cho chính quốc

những nguyên liệu hay vật phẩm mà nước Pháp khơng có; cơng nghiệp phát triển theo hướng bổ sung, chứ không được cạnh tranh với nền cơng nghiệp chính quốc.

Để xây dựng cơ cở hạ tầng đáp ứng cho nhu cầu khai thác và bóc lột, chính quyền thuộc địa Đơng Dương đã vay vốn của chính quốc. Từ năm 1896 đến năm 1914, họ đã vay 514 triệu phơrăng (franc). Bên cạnh nguồn vốn này, cịn có những khoản đầu tư của các nhà tư bản tư nhân Pháp. Theo hai nhà kinh tế Mỹ (Callis và Guy Lacam) thì từ năm 1888 đến 1920 có 500 triệu phơrăng của tư bản Pháp đầu tư vào Việt Nam [Đinh Xuân Lâm, 2012, 121]. Trong cơ cấu đầu tư, số vốn của nhà nước Pháp chiếm tỷ trọng lớn hơn số vốn của tư nhân. Có hiện tượng này là do tình hình chính trị, qn sự ở Đơng Dương vẫn chưa thật ổn định.

Trong cuộc khai thác lần thứ nhất, vốn chủ yếu được đầu tư vào các ngành khai mỏ, giao thông vận tải và thương nghiệp. Vốn được tập trung vào khai mỏ vì đây là ngành cần ít vốn, thời gian thu lợi nhanh, giá nhân công rẻ, lại không cạnh tranh với cơng nghiệp chính quốc. Cịn việc bỏ vốn vào giao thông vận tải là để xây dựng cơ sở hạ tầng cho cơng cuộc khai thác thuộc địa.

Nhìn chung trong cuộc khai thác lần thứ nhất, thực dân Pháp chú trọng đối với thương nghiệp, trao đổi hàng hóa, quan tâm đến xuất khẩu hàng hố nhiều hơn xuất khẩu tư bản. Đầu tư giai đoạn này còn ở mức độ thấp và dè dặt, chủ yếu là cho vay nặng lãi (hoạt động tín dụng). Do vốn đầu tư cịn ít nên nền kinh tế khơng được hiện đại hoá, phương thức sản xuất kinh doanh căn bản vẫn lạc hậu, chủ yếu sản xuất kinh doanh theo phương thức phong kiến.

b. Chính sách kinh tế trong cuộc khai thác lần thứ hai (1919-1929)

Sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), nước Pháp tuy thắng trận nhưng bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế rơi vào tình trạng kiệt quệ. Để hàn gắn vết thương chiến tranh và khôi phục kinh tế, Chính phủ Pháp một mặt tìm mọi cách thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong nước, mặt khác tăng cường khai thác, bóc lột thuộc địa. Chương trình

khai thác thuộc địa lần thứ hai do tồn quyền Đơng Dương Anbe Xarơ (Albert Sarraut) vạch ra, đã xuất hiện trong bối cảnh đó. Trong lần khai thác này, quy mơ, tốc độ đầu tư được đẩy mạnh và nhanh hơn so với lần thứ nhất. Đây là thời gian, nền thống trị của Pháp ở Đông Dương đang trong "kỷ nguyên cực thịnh" gắn với sự lớn mạnh của các tập đồn tài chính Pháp, đi đầu là Ngân hàng Đơng Dương. Chính Ngân hàng Đơng Dương trong giai đoạn này đóng vai trị chủ lực trong việc đầu tư vào ngành nông nghiệp trồng cà phê, chè, nhất là cao su ở "vùng đất đỏ" miền Nam Việt Nam.

Trong các năm từ 1924 đến 1930, nước Pháp đã đầu tư vào Đông Dương tới 2.870 triệu phơrăng. So với 492 triệu cho 30 năm (1888-1918) của giai đoạn trước thì số đầu tư lần này gấp gần 6 lần [Andrew Hardy, 1995, 501]. Trong lần này, nguồn vốn của tư bản tư nhân đóng vai trò chủ đạo. Còn vốn của Nhà nước (huy động từ phát hành công trái, từ ngân sách Đông Dương và các địa phương) chủ yếu được sử dụng phát triển cơ sở hạ tầng. Trong cuộc khai thác lần thứ nhất, vốn được tập trung chủ yếu vào các ngành khai mỏ, giao thơng vận tải và thương nghiệp thì lần này, ngành được ưu tiên là nông nghiệp. Trong nông nghiệp vốn chủ yếu được đầu tư vào các đồn điền trồng cao su, lúa và một số cây công nghiệp khác. Đồn điền cao su được ưu tiên số một vì đây là giai đoạn kỹ nghệ sản xuất ô tô phát triển mạnh trên thế giới, đòi hỏi nhu cầu lớn về cao su. Số vốn dành cho nông nghiệp chiếm khoảng 1/3 tổng số vốn đầu tư thời kỳ này. Bên cạnh nông nghiệp, khai thác và một số hoạt động kinh tế khác được tiếp tục đẩy mạnh.

Nhìn chung, trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp chú trọng xuất khẩu tư bản hơn xuất khẩu hàng hóa, bên cạnh tiếp tục cho vay nặng lãi và tăng cường đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn. Trong nền kinh tế đã có bộ phận sản xuất kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa.

Trong những năm xảy ra cuộc tổng khủng hoảng (1929-1933), nước Pháp gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế. Để cứu vãn hệ thống tài chính - tiền tệ đang trên đà sụp đổ, các ngân hàng Pháp đã rút vốn từ Đông Dương

về nước. Năm 1930, rút 50 triệu phơrăng; năm 1931 rút tiếp hơn 100 triệu phơrăng. Việc làm này đã làm cho kinh tế Đơng Dương rơi vào tình trạng suy sụp và rối loạn. Trong bối cảnh đó, thực dân Pháp còn tăng thuế, phát hành tiền, tăng cường độc quyền ba loại thuế đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách là muối, rượu, thuốc phiện... làm đời sống nhân dân Việt Nam thêm khó khăn, khốn đốn. Mặc dù từ cuối năm 1935, đầu năm 1936, kinh tế nước ta đã có dấu hiệu phục hồi; nhưng thực dân Pháp vẫn tiếp tục kéo dài chính sách kinh tế áp dụng cho thời kỳ khủng hoảng đến tận năm 1939, khiến nền kinh tế Việt Nam càng tiêu điều, kiệt quệ.

3.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 1 (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)