Tiêu biểu là Lê Hồng Phong Sau khi tốt nghiệp trường không quân Liên Xô, Lê Hồng Phong đã tham gia Hồng quân Liên Xô và được phong cấp trung tá không quân.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 1 (Trang 120 - 125)

xe thấp; phương tiện vận tải lạc hậu. Do giá cước vận tải quá đắt nên hầu hết người dân lao động Việt Nam vẫn gồng gánh, mang vác, sử dụng các phương tiện truyền thống và đi bộ.

b. Bưu điện

Ngay từ khi mới sang xâm chiếm nước ta, thực dân Pháp đã cho xây dựng những đường điện tín để phục vụ mục đích quân sự. Nhà bưu chính đầu tiên được xây dựng ở Sài Gòn (khánh thành ngày 27 tháng 3 năm 1863, đưa vào sử dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 1864). Năm 1883, thực dân Pháp đã xây dựng xong 1.117 km đường điện tín nối liền Sài Gịn với các tỉnh Nam Bộ. Đến năm 1885, đường dây điện tín ở Nam Bộ có tổng chiều dài là 2.200 km, ở Bắc Bộ có đường dây điện tín nối Hà Nội với các tỉnh đồng bằng. Sau đường dây điện tín, đường dây điện thoại cũng được triển khai xây dựng. Chính quyền thuộc địa cho xây dựng mạng lưới điện thoại đầu tiên ở Hà Nội vào năm 1889 và ở Sài Gịn vào năm 1894. Tính đến năm 1913, ở Đơng Dương đã có 10.300 km đường điện tín, 500 km đường điện thoại được xây dựng. Đến năm 1929, tổng số đường điện tín là 17.800 km và 5.100 km đường điện thoại đã được xây dựng [Nguyễn Khắc Đạm, 1958, 273]. Bên cạnh đường điện tín và điện thoại, từ năm 1909, thực dân Pháp cho xây dựng những trạm vô tuyến điện. Tính tới năm 1930, sở vô tuyến điện Đông Dương đã đặt được 17 đài phát tin ở Đông Dương để liên lạc với Pháp và các nước khác. Từ năm 1930, thực dân Pháp bắt đầu đặt trạm vô tuyến điện truyền thanh giữa Sài Gịn với Pháp và sau đó đặt thêm các trạm vơ tuyến truyền thanh ở một số thành phố lớn Việt Nam. Ngoài ra, thực dân Pháp cũng đặt hệ thống chuyển thư ở các địa phương, phát hành nhiều loại tem phục vụ cho hoạt động bưu chính.

Mục đích thực dân Pháp xây dựng hệ thống bưu điện ở nước ta là nhằm phục vụ cho việc cai trị và hoạt động kinh tế, quân sự được thuận lợi. Tuy vậy, bên cạnh người Pháp thì một bộ phận người Việt (dân thành thị) cũng được hưởng lợi từ ngành bưu điện. Cịn đại đa số nhân dân ta ít khi sử dụng điện tín, điện thoại hay vơ tuyến điện của thực dân Pháp.

3.1.2.4. Tài chính, tiền tệ

a. Tài chính

• Về thu ngân sách

Tài chính Việt Nam thời Pháp thuộc chủ yếu dựa vào chế độ thuế khoá rất nặng nề. Năm 1898, Pháp đã thiết lập một ngân sách chung cho tồn Đơng Dương, bên cạnh đó là ngân sách địa phương gồm các xứ và các tỉnh. Khi ngân sách Đông Dương được thiết lập, thực dân Pháp đã quy định một cách rõ ràng các nguồn thu theo nguyên tắc sau: ngân sách Đông Dương hưởng thuế gián thu, thuế quan và các khoản thuế khác; ngân sách địa phương hưởng thuế trực thu.

- Thu thuế cho ngân sách Đông Dương: Bao gồm nhiều loại, trong đó thuế gián thu và thuế quan là hai loại đem lại nguồn chủ yếu cho ngân sách của chính quyền thuộc địa Đơng Dương.

+ Thuế gián thu: gồm thuế rượu, muối, thuốc phiện, sòng bạc, cư trú, v.v... trong đó 3 loại thuế muối, rượu và thuốc phiện chiếm tới 60% ngân sách của chính quyền Đơng Dương. Thuế muối thu theo chế độ độc quyền do Sở Thương chính và Độc quyền trực tiếp phụ trách. Tất cả những người làm nghề muối đều phải khai báo và nhận giấy phép do Sở Thương chính cấp. Người sản xuất muối phải bán ngay và bán toàn bộ muối đã sản xuất cho nhà nước. Nhà nước thu mua muối của dân với giá quy định được công bố trên tờ Công báo của Đông Dương. Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp mua muối của dân với giá 0đ40/tạ và bán ra với giá 2đ90 đến 3đ19/tạ. Như vậy, ngay sau khi bán sản phẩm người làm ra muối phải mua lại sản phẩm mình làm ra với giá cao gấp nhiều lần. Bằng cách đó, nhà nước thực dân đã tạo ra nguồn thu rất cao từ mặt hàng được sản xuất theo phương thức truyền thống mà không hề tốn một chút vốn đầu tư nào cả.

Đối với rượu, thực dân Pháp đánh thuế rất cao. Giá bán rượu do Sở Thương chính quy định gồm: giá mua + phí tổn + thuế tiêu thụ. Thuế tiêu thụ đánh vào mỗi lít rượu năm 1909 là 0đ12/lít. Để hỗ trợ cho việc bán rượu, chính quyền thực dân ra lệnh cho các nhân viên thương chính

thơng báo thường xuyên hàng tháng cho các cấp chính quyền từ tỉnh tới xã, nếu ở đâu mức tiêu thụ rượu quá thấp so với khả năng thì chính quyền địa phương cần có biện pháp hỗ trợ. Từ đó hình thành việc bán rượu bằng cách phân phối số lượng theo từng đơn vị hành chính, xuống tới cấp xã. Với cách làm này, ở Việt Nam, nhất là ở Bắc kỳ, tính trung bình mỗi người dân vào thập niên 1930 phải tiêu thụ khoảng 3 lít rượu, cũng có nghĩa phải chịu số thuế tiêu thụ rượu là 0đ36. Với thuốc phiện, theo sắc lệnh ngày 7 tháng 2 năm 1899, nhà nước thực dân đã thiết lập chế độ độc quyền về nhập, chế biến và bán thuốc phiện trên tồn cõi Đơng Dương. Đây là mặt hàng xa xỉ; chỉ tầng lớp quan lại và những người có quyền, có tiền mới mua được thuốc phiện. Bên cạnh mục đích thu thuế, thực dân Pháp thơng qua bán loại hàng này để kiểm soát, điều khiển, biến những người này thành tay sai đắc lực cho họ.

+ Thuế quan: đây là loại thuế chiếm khoảng 30% tổng số thu về thuế trong ngân sách Đông Dương. Thuế quan chủ yếu thu từ xuất nhập khẩu; trong đó thuế nhập khẩu quan trọng hơn thuế xuất khẩu. Thực dân Pháp thực hiện chính sách "đồng hóa thuế quan", nên các sản phẩm của chính quốc nhập vào Đông Dương được miễn thuế, các sản phẩm của Đông Dương (chủ yếu là thực phẩm) xuất sang Pháp cũng được miễn thuế. Trong khi đó hàng hóa của tất cả các nước trên thế giới nhập vào Đơng Dương bị đánh thuế rất nặng. Chính sách "Đồng hóa thuế quan" đã biến Việt Nam thành thị trường độc quyền của thực dân Pháp và trở thành nguồn thu quan trọng của ngân sách Đơng Dương.

Thời kỳ này, ngồi thuế gián thu và thuế quan, cịn có một số loại thu khác cho ngân sách Đơng Dương được gọi là thuế. Đó là: thuế đăng ký sử dụng đất đai, thuế thừa kế tài sản, thuế cơng chứng các giấy tờ có liên quan đến pháp luật của người Pháp, thuế tem trong các loại dịch vụ bưu điện... Các loại thuế này được quy định và có sự thay đổi theo từng thời kỳ. Đây là khoản thu không đáng kể trong ngân sách Đông Dương.

- Thu thuế cho ngân sách địa phương

Thuế thu cho ngân sách địa phương bao gồm hai loại thuế trực thu là thuế đinh và thuế điền. Trong đó:

+ Thuế đinh (hay thuế thân, sưu) là loại thuế đánh vào mọi đàn ông từ 18 tuổi đến 60 tuổi. Thời Nguyễn loại thuế này chỉ đánh vào "nội đinh", tức những người có ít nhiều tài sản, có khả năng đóng thuế, do đó được hưởng những quyền lợi như được chia ruộng đất công, được tham gia các chức vụ chính quyền ở xã hay ngồi phạm vi xã... Những người "ngoại đinh" thì khơng được hưởng những quyền lợi nói trên, được miễn thuế thân. Dưới thời Pháp cai trị, thuế thân tăng vọt. Thực dân Pháp đánh thuế không phân biệt nội đinh hay ngoại đinh mà cứ chiểu theo suất đinh, đến từng cá nhân. Mức đóng thuế cũng tăng lên nhiều so với thời nhà Nguyễn. Ở Nam kỳ, thời Pháp thuộc, số người đóng thuế thân tăng lên gấp ba lần, còn mức thuế cũng tăng lên bảy lần so với trước. Còn ở Bắc kỳ, mức thuế thân tăng từ 20 đến 40 lần tùy theo từng hạng nông dân [Viện sử học, 1990, 101].

+ Thuế điền (thuế ruộng): Dưới thời nhà Nguyễn đánh thuế hầu hết các loại ruộng đất trừ đất cơng cộng, đất ban thưởng cho gia đình quan lại, đất đình chùa và ruộng đất thờ tự. Cho đến trước năm 1897, thực dân Pháp vẫn thu thuế ruộng đất theo cách cũ của nhà Nguyễn. Nhưng từ năm 1897 trở đi, sắc lệnh ngày 2 tháng 6 năm 1897 đã ấn định lại thể lệ đánh thuế ruộng đất (tương đối thống nhất) trong cả ba kỳ. Thực dân Pháp ln tìm mọi cách nhằm thu được thuế ruộng đất nhiều nhất nên loại thuế này tăng vọt so với thời Nguyễn.

• Về chi ngân sách

Nhìn chung, trong cơ cấu chi ngân sách, thực dân Pháp chủ yếu chi cho quân sự và bộ máy thống trị. Trong thời kỳ bình định Việt Nam, thực dân Pháp đã chi 97% ngân sách cho quân sự và bộ máy thống trị, chỉ dành ra 3% ngân sách cho cơng chính phục vụ sản xuất.

Sau khi thành lập ngân sách Đơng Dương, ngồi các khoản chi như trên, Pháp đã đưa thêm hai khoản chi mới là nộp vào quỹ nước Pháp và trả nợ bên Pháp (Pháp gọi là khoản đóng góp cho chi phí của chính quốc và cơ quan vay nợ). Ở khoản thứ nhất, nhân dân ta phải đóng góp giống như cống nộp đời xưa cho cơng quỹ nước Pháp. Ở khoản thứ hai, do tư bản tư nhân Pháp bỏ vốn cho Chính phủ Đơng Dương vay tiền làm các

cơng trình xây dựng, nên hàng năm ngân sách Đông Dương phải trả từng phần cả vốn và lãi cho tư bản Pháp.

Bảng 3.2. Cơ cấu các khoản chi của ngân sách Đông Dương (1931-1938)

(Đơn vị: %)

Loại 1931 1935 1938

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 1 (Trang 120 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)