quận Tượng, tự xưng là Nam Việt Vũ vương, đóng đơ ở Phiên Ngung (Quảng Châu, Trung Quốc). Đến thời nhà Hán, Triệu Đà xưng đế, lập nước Nam Việt. Sau khi Cao Hậu (nhà Hán) chết, Triệu Đà lập tức uy hiếp, tìm cách xâm chiếm Âu Lạc để mở mang bờ cõi về phía nam [Vũ Duy Mền, 2017, 200].
chức Thứ sử. Đô uý trị (cơ quan quân sự) của bộ Giao Chỉ đặt tại huyện Mê Linh của quận Giao Chỉ. Sau đó đến năm 203, bộ Giao Chỉ cịn được gọi là Giao Châu và trị sở vẫn đặt ở quận Giao Chỉ. Vị trí trị sở của Giao Châu tại Mê Linh chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Trong thời nhà Hán, Mê Linh là Đơ trị giữ vai trị một trung tâm qn sự của cả một khu vực hành chính rộng lớn của bộ Giao Chỉ, rồi có thời gian là trị sở Giao Châu, bao gồm cả Bắc Việt Nam và Nam Trung Hoa. Như vậy, từ thời Tây Hán, trên đất nước Âu Lạc cũ đã xuất hiện ba trung tâm quyền lực của chính quyền đơ hộ là: Luy Lâu, Tư Phố và Mê Linh.
Thời Đông Hán (25-220), sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Mã Viện đã chia lại các huyện và củng cố các trị sở cấp quận, xây dựng nhiều thành cấp huyện. Thời Đông Hán, trong các huyện của quận Giao Chỉ, huyện Long Biên được xếp đứng đầu. Sang thời Tam Quốc (220-280), đất Âu Lạc cũ bị nhà Ngô (222-280) đô hộ. Năm 226 nhà Ngô tách ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam ở phía Nam lập thành Giao Châu, 4 quận phía Bắc lập thành Quảng Châu. Sau đó nhà Ngơ lại nhập hai châu như cũ, năm 264 tách hẳn làm hai châu. Thời Ngô, Giao Châu được chia làm 6 quận, đứng đầu là quận Giao Chỉ và huyện đứng đầu quận Giao Chỉ là Long Biên. Sau thời kỳ phân liệt từ Lưỡng Tấn (gồm Tây Tấn: 265-316 và Đông Tấn: 317-420) đến Nam - Bắc triều (420-589), Trung Quốc thống nhất với nhà Tuỳ (589-618). Trong các quận của Giao Châu, quận Giao Chỉ đứng đầu và trong quận Giao Chỉ, huyện Tống Bình đứng đầu. Trị sở của Giao Châu chuyển đến Tống Bình. Từ khi nhà Đường (618-907) lên thay nhà Tuỳ, đặt Giao Châu Đại tổng quản phủ rồi Giao Châu Đô đốc phủ, đến năm 679 đổi thành An Nam Đô hộ phủ. Thủ phủ của An Nam chuyển từ Tống Bình về An Nam La Thành hay thành Đại La. Hai trung tâm quyền lực quan trọng của thời Tuỳ, Đường là Tống Bình và An Nam La Thành (thành Đại La).
Như vậy, trong hơn ngàn năm Bắc thuộc, từ Hán đến Đường, những trung tâm quyền lực - hành chính quan trọng của chính quyền đơ hộ là các thành Mê Linh, Tư Phố, Luy Lâu, Long Biên, Tống Bình và An Nam La Thành [Phan Huy Lê, 2018, 939-941]. Đây là đầu não của chính quyền đơ hộ phương Bắc thống trị nước ta thời ngàn năm Bắc thuộc.
2.1.3.1. Chính sách kinh tế của phong kiến phương Bắc
Trong hơn một ngàn năm đô hộ, các triều đại phong kiến phương Bắc đã thi hành nhiều chính sách để cai trị, bóc lột dân ta.
a. Cống nạp
Cống nạp đã được thực hiện từ thời Triệu Đà, sau đó được các triều đại phong kiến phương Bắc tiếp tục duy trì. Đây là phương thức bóc lột chủ yếu của chính quyền đơ hộ. Cống nạp do các Thứ sử, các quan thái thú trong bộ máy cai trị Giao Châu1 thực hiện. Bọn quan cai trị phương Bắc thường bắt dân ta cống nạp cho chúng các sản phẩm là nông - lâm - thổ sản quý như: ngà voi, sừng tê, lông trả, đồi mồi, ngọc trai, các loại trái cây ngon; các sản phẩm thủ công mỹ nghệ giá trị và cống nạp cả thợ thủ công giỏi, tướng tài. Thời nhà Hán đô hộ, các loại quả: nhãn, vải, cam, quýt, mơ... được quan lại Hán rất thích, nên hàng năm bắt dân ta cống nạp cho triều đình. Khơng chỉ cống các sản phẩm là các loại quả, vua Hán còn bắt dân ta cống nạp cây vải và cây chuối tiêu để trồng ở kinh đô Tràng An. Nhà Hán còn đặt chức Tu quan ở Giao Chỉ để đốc thúc triều cống hoa quả thức ăn về Bắc triều và chức Quất quan chuyên trách việc cống quýt ngự, vơ vét các sản vật nông nghiệp nước ta là trâu bị, rượu, đường mía, tơ lụa... đưa về chính quốc.
Do chưa có quy định chung về định lượng, nên cống nạp bao nhiêu đều do những thái thú, quan lại phương Bắc tự đưa ra, rồi bắt dân ta đáp ứng. Để thỏa lịng tham của mình, nhiều quan lại cấp châu, quận đã ra sức vơ vét, chiếm đoạt của cải dân ta. Sách Hậu hán thư cho biết: "Xưa
đất Giao Chỉ có nhiều sản vật quý, ngọc minh cơ, lông trả, sừng tê, ngà voi, đồi mồi, hương lạ, gỗ đẹp, thứ gì cũng có. Các Thứ sử phần lớn không thanh liêm... thu vét của cải của dân, đến khi đầy túi tiền thì xin dời đổi" [Dẫn theo Vũ Duy Mền, 2017, 251-252].
Như vậy, có thể nói, cống nạp là hình thức bóc lột "tàn bạo" và "siêu kinh tế" mà bọn cai trị phương Bắc đã thực hiện đối với dân ta. Tàn bạo