1 Theo sử sách cho biết: Thời Tam Quốc, khi nhà Ngô cát cứ ở Giang Đông, Thái thú Giao Chỉ là Tôn Tư đã bắt hơn 000 thợ thủ công Giao Chỉ về dâng cho vua Ngô để xây dựng
2.2.2.1. Kinh tế giai đoạn chế độ phong kiến xây dựng và phát triển thịnh đạt (thế kỷ X đến cuối XV)
thịnh đạt (thế kỷ X đến cuối XV)
a. Nông nghiệp
• Tình hình sở hữu ruộng đất
Ruộng đất là tư liệu sản xuất chính, có vai trị đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Ở nước ta và nhiều nước phương Đông thời
phong kiến, vua là chủ sở hữu toàn bộ đất đai và thần dân1. Đây là trên danh nghĩa, còn thực tế không một ông vua nào có khả năng sở hữu, quản lý, chi phối được toàn bộ đất đai và thần dân trong quốc gia mình đứng đầu.
Tình hình sở hữu ruộng đất ở nước ta trong các thế kỷ X-XV khá phức tạp, có nhiều loại ruộng đất tồn tại và thường có sự biến động qua các triều đại. Trong thời kỳ này có các loại: ruộng đất quốc khố, ruộng đất công làng xã, ruộng đất tư nhân, thang mộc ấp, phật điền, điền trang, thái ấp, thực ấp, thực phong, thác đao điền, tự điền, bút điền... Dù mang nhiều tên gọi khác nhau nhưng có thể nhóm các loại ruộng đất vừa nêu vào hai hình thức sở hữu chính là sở hữu của nhà nước phong kiến và sở
hữu của tư nhân.
* Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước
Trong các thế kỷ X đến XV, chế độ phong kiến Việt Nam hình thành và phát triển cực thịnh, ruộng đất thuộc sở hữu của nhà nước thường chiếm đại bộ phận ruộng đất của quốc gia. Câu thành ngữ: "đất vua, chùa bụt" phần nào phản ảnh tình hình sở hữu ruộng đất đó. Ruộng đất thuộc sở hữu của nhà nước bao gồm các loại: ruộng sơn lăng, ruộng tịch điền, ruộng quốc khố, đồn điền, ruộng đất phong cấp và ruộng đất công làng xã. Trong các loại ruộng đất này nhà nước trực tiếp quản lý các loại ruộng sơn lăng, tịch điền, ruộng quốc khố, đồn điền cịn ruộng đất cơng làng xã được giao cho các địa phương quản lý.
- Ruộng sơn lăng
Đây là loại ruộng đất nhà nước phong kiến đặt ra nhằm mục đích có nguồn thu để chi phí cho việc thờ phụng tổ tiên của các họ vua. Theo sử cũ, dưới thời Lý, năm 1010, khi xa giá nhà vua đi đến châu Cổ Pháp, vua sai "các quan đo đất vài mươi dặm, đặt làm cấm địa sơn lăng". Ruộng sơn lăng được chia làm hai phần: một phần là khu ruộng mộ và còn lại là
1 Do ảnh hưởng của quan niệm "phổ thiên chi hạ, mạc phi vương thổ; xuất tổ chi tân, mạc phi vương thần" (ở gầm trời này, không đâu không phải là đất của vua, người sống trên phi vương thần" (ở gầm trời này, không đâu không phải là đất của vua, người sống trên đất này, không ai không phải là tôi của vua) từ Trung Quốc nên vua là người có quyền lực vơ hạn đối với đất đai và thần dân.
khu ruộng thờ. Các vua triều Lý đều được chôn ở địa phận làng Cổ Pháp. Tại đây có 32 mẫu ruộng mộ (mỗi lăng 4 mẫu) và một số ruộng thờ khá lớn. Về nguyên tắc, ruộng sơn lăng được giao làm ruộng công vĩnh viễn cho dân sở tại chia nhau cày cấy, nộp một ít hoa lợi để chi phí cho việc sửa sang, bảo vệ lăng tẩm nhà vua. Vào thời Trần, do các vua được chôn ở nhiều nơi nên ruộng sơn lăng cũng được đặt ở các địa phương khác nhau như: làng Thái Đường, Long Hưng (Thái Bình), Tức Mặc (Nam Định), An Sinh (Quảng Ninh)...
Nhìn chung, ruộng sơn lăng ở các nơi được dân địa phương tôn trọng. Sự tôn trọng này là do triều đình giao ruộng sơn lăng cho dân sở tại cày cấy thu hoa lợi. Đồng thời họ còn được miễn mọi nghĩa vụ đối với nhà nước. Tổng diện tích ruộng sơn lăng khơng lớn, đồng thời với tính chất đặc biệt của nó, loại ruộng đất này khơng có nhiều ảnh hưởng đến chế độ sở hữu ruộng đất và tình hình sản xuất nơng nghiệp nước ta thời phong kiến.
- Ruộng tịch điền
Đây là loại ruộng riêng của nhà nước phong kiến nhưng được gọi là ruộng công để phân biệt với ruộng công làng xã (ruộng quan). Cứ vào đầu mùa xuân, nhà vua đến ruộng tịch điền thực hiện nghi thức cày tịch điền. Đây là nghi thức được vay mượn từ tục lệ cổ của phương Bắc nhưng nó phù hợp với hồn cảnh một nước nơng nghiệp như nước ta, vì thế nghi thức này được các triều đại phong kiến Việt Nam chấp nhận.
Sử cũ cho biết, lần cày tịch điền đầu tiên được tiến hành dưới thời Tiền Lê. Vào năm 987, Lê Hồn là ơng vua đầu tiên trong lịch sử nước ta đã thực hiện nghi thức này. Sau đó, nghi lễ cày tịch điền được tiến hành đều đặn và liên tục trong thời Lý - Trần. Chẳng hạn, vào mùa xuân năm 1028, vua Lý Thái Tông đến Bố Hải Khẩu (nay thuộc thành phố Thái Bình), sai người dọn cỗ, đắp đàn, tự mình tế thần nơng xong thì cầm cày cày ba lần. Khu ruộng đó về sau được giao cho dân địa phương cày cấy; hoa lợi thu được chi dùng vào việc tế tự, cịn lại thì đem phân phát cho dân nghèo hoặc dùng tiếp khách. Cũng cần nói thêm, giống lúa cấy trên ruộng tịch điền được lựa chọn để cho loại gạo ngon dùng vào việc tế lễ, đặc biệt là tế thần nông và thần xã tắc. Tuỳ theo quan niệm phong thủy
và tâm linh của mỗi triều đình phong kiến mà chọn nơi đặt ruộng tịch điền cho phù hợp.
Dưới thời Lý - Trần, những ruộng công ở các địa điểm trọng yếu thường được nhà nước đặt làm ruộng tịch điền, như ruộng tịch điền ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình), Tín Hương (thuộc Đỗ Động Giang, Bình Đà, Thanh Oai, Hà Nội); Đọi Sơn (thuộc Duy Tiên, Hà Nam); Lý Nhân (Hà Nam); Ứng Phong (thuộc Nghĩa Hưng, Nam Định)... Ruộng tịch điền chiếm diện tích khơng lớn nên ảnh hưởng của nó đối với nông nghiệp cũng không đáng kể.
- Ruộng quốc khố
Là ruộng công do nhà nước trực tiếp quản lý, tổ chức sản xuất và thu hoa lợi. Nguồn gốc của loại ruộng đất này là tịch thu từ các trang trại, đồn điền của chính quyền đơ hộ phương Bắc và của những địa chủ, quan lại người Hán. Bên cạnh đó, ruộng quốc khố cịn có nguồn gốc từ khai hoang. Lực lượng canh tác ruộng quốc khố là các tù nhân (sử sách gọi là "cảo điền nhi", "cảo hồnh điền" và "lộ ơng") và chiến tù (tù binh bắt được trong các cuộc chiến tranh). Đây là những người có thân phận thấp trong xã hội, họ được nhà nước phong kiến giao cho canh tác ruộng quốc khố và nộp tô cho nhà nước. Địa tô ruộng quốc khố nặng hơn nhiều so với ruộng đất phong cấp. Mỗi mẫu ruộng quốc khố hạng nhất phải nộp 6 thạch 80 thăng1 lúa, hạng nhì mỗi mẫu nộp 4 thạch, hạng ba mỗi mẫu nộp 1 thạch [Trần Thị Vinh, 2017]. So với tô ruộng công làng xã do những người dân thường cày cấy phải nộp chỉ bằng 1/7 tô ruộng quốc khố.
Bên cạnh việc canh tác ruộng quốc khố, những tù nhân, tù binh còn được nhà nước phong kiến giao thêm nhiệm vụ khai khẩn đất hoang ở những vùng ven sơng tỉnh Thái Bình để lập nên những điểm tụ cư mới. Chính họ là những người có cơng khai phá đất hoang, lập nên các làng mới mang tên "Cảo" nằm ven sông Luộc như: làng An Cảo, Nhật Tảo, A Cảo, Phấn Cảo. Thời Lý, ruộng quốc khố được lập ở Cảo Xã (Nhật Tảo, Tây Hồ, Hà Nội). Sang thời Trần, ruộng quốc khố tăng lên nhiều hơn, do