Ruộng đất phong cấp có sự biến đổi và mang những tên gọi khác nhau qua các triều đại. Thời Lý có ba loại là thực ấp, thực phong và thác
đao điền. Trong đó, thực ấp là loại ruộng đất mà người được phong cấp
chỉ hưởng tơ thuế; cịn thực phong thì vừa hưởng tơ thuế vừa được chi phối người dân trong vùng đó. Ở Trung Quốc thực ấp có diện tích rộng lớn gồm nhiều xã, huyện; còn ở Việt Nam, thực ấp phổ biến chỉ 1-2 xã. Dưới một số triều đại, ruộng đất phong có kèm theo một số hộ nơng dân để canh tác, từ đó dẫn đến việc hình thành các thái ấp của quý tộc phong kiến. Trong các thái ấp, người nông dân vốn là thần dân của nhà nước, nay bị lệ thuộc vào quý tộc. Thái ấp là hình thức phong cấp nổi bật trong triều Trần. Thời Lê có phong cấp ruộng đất nhưng khơng có nơng dân kèm theo.
"Thác đao điền" cũng là đất phong cấp, nhưng khác hai loại trên ở chỗ do ném đao để xác định mốc giới khi phân phong. Dưới thời Lý, những người có cơng lớn thường được vua ban thực ấp kèm với thực phong như trường hợp Lý Thường Kiệt, Lý Bất Nhiễm. Tuy nhiên hình thức ban cấp thực phong (tức có dân kèm theo) khơng phải là hình thức phổ biến của chế độ phong kiến nước ta. Trong hai hình thức thực ấp và thực phong thì ban cấp ruộng đất theo kiểu thực ấp có lợi cho nhà nước hơn ban cấp kiểu thực phong, vì nhà nước vẫn cịn chi phối được người dân trong các vùng đất phân phong cho quý tộc, quan lại. Do đó, dưới thời Lý, ruộng đất thực ấp là phổ biến và chiếm số lượng nhiều hơn thực phong1.
Dưới thời nhà Trần, phong cấp ruộng đất phát triển mạnh hơn thời nhà Lý và mang tên là thái ấp, thang mộc ấp. Hai loại ruộng đất này có nội dung giống như thực phong của nhà Lý. Các quý tộc trong dòng họ Trần đều được ban thái ấp; hồng hậu, cơng chúa được ban thang mộc ấp ("đất tắm gội"). Thời Trần, thái ấp là loại ruộng đất phong cấp đặc biệt. Nhiều thái ấp có diện tích rộng ngang với một huyện ngày nay; các thái ấp cịn có lực lượng qn đội riêng. Thái ấp trở thành đặc điểm riêng của nhà Trần; nó đánh dấu sự tồn tại trạng thái phân tán của xã hội phong