1 Chè đã được trồng ở nước ta từ lâu đời, nên mặc dù diện tích trồng chè của Pháp có tăng lên nhưng vẫn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong diện tích trồng chè trong tồn quốc (năm
3.1.2.3. Giao thông vận tải, bưu điện
a. Giao thơng vận tải
Chính quyền thuộc địa cho mở mang, xây dựng, phát triển tất cả các loại hình giao thơng vận tải, trong đó ưu tiên hàng đầu cho đường sắt để phục vụ cho mục đích chính trị, kinh tế và quân sự của họ.
• Giao thơng đường sắt
Khi ưu tiên phát triển hệ thống đường sắt, thực dân Pháp hướng tới các mục đích: 1) Để "tránh trước những cuộc phản kháng của nhân dân Việt Nam và uy hiếp tinh thần nhân dân Việt Nam bằng sức mạnh của máy móc" [Nguyễn Khắc Đạm, 1958, 280]; 2) Có phương tiện thuận lợi giúp cho việc khai thác, bóc lột kinh tế dễ dàng hơn; 3) Vận chuyển binh lính nhanh chóng đến các địa phương để đánh dẹp các phong trào khởi nghĩa; 4) Bán các thiết bị máy móc, kỹ thuật với giá cao, thu được nhiều lợi nhuận; 5) Đảm bảo sự thống nhất của Đông Dương, đồng thời thu hút và thao túng đối với Vân Nam (Trung Quốc).
Tuyến đường sắt đầu tiên được xây dựng là tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho, tuyến này hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 1885. Trong những năm 1889-1902, xây dựng tuyến Hà Nội đến Đồng Đăng (Lạng Sơn). Từ năm 1898, sau khi sang làm Tồn quyền Đơng Dương, Pơn Đume đề ra kế hoạch làm đường sắt nối Hải Phòng với Vân Nam (Trung Quốc) và hệ thống đường sắt "xun Đơng Dương". Theo đó, tuyến đường Hải Phịng - Lào Cai - Vân Nam được khởi công xây dựng từ năm 1901 và hoàn thành vào năm 1910. Cịn tuyến đường sắt xun Đơng Dương đến năm 1903 mới chỉ hoàn thành ba đoạn: Hà Nội - Vinh, Đà Nẵng - Quảng Trị và Sài Gịn - Nha Trang. Cơng việc phải ngừng lại từ năm 1904 đến 1912 mới lại tiếp tục. Tuyến đường Vinh - Đơng Hà hồn thành vào năm 1928. Từ năm 1928, làm đoạn cuối cùng từ Nha Trang đi Đà Nẵng.
Trong xây dựng hệ thống đường sắt (cũng như đường bộ) một trở ngại lớn nhất là việc xây dựng các cầu qua nhiều con sơng. Tồn quyền Đông Dương (Pôn Đume) rất quan tâm giải quyết vấn đề này. Một loạt cầu sắt qua sơng đã được khởi cơng xây dựng và hồn thành (cầu Long Biên1, cầu Trường Tiền ở Huế, cầu Bình Lợi trên sơng Sài Gịn...). Hầu hết các tuyến đường sắt đều do chính quyền thực dân khai thác, thu lãi. Còn tuyến Hải Phòng - Vân Nam, thực dân Pháp giao độc quyền khai thác cho Công ty Pháp Hỏa xa Đông Dương và Vân Nam quản lý (chính quyền thực dân vẫn hưởng phần lớn số lãi).
• Giao thơng đường bộ
Ngay từ khi mới xâm chiếm Việt Nam, thực dân Pháp đã lo đến việc mở mang đường bộ. Lúc đầu, do khơng có kế hoạch cụ thể nên chỉ thực hiện mở rộng những đường cũ từ thời xưa. Những con đường bộ được thực dân Pháp xây dựng đầu tiên đều là những đường quân sự (chẳng hạn đường lên Thái Nguyên đánh Lương Tam Kỳ, đường lên Yên Thế đánh Đề Thám).
Từ năm 1914 thực dân Pháp có kế hoạch mở mang đường sá đầy đủ hơn. Các đường đất được rải đá, những quãng đường ô tơ đi lại nhiều thì rải nhựa; gấp rút xây dựng những tuyến đường huyết mạch xuyên Việt, những quãng đường hàng tỉnh, liên tỉnh như tuyến Hà Nội - Cao Bằng, Việt Trì - Tuyên Quang, Vinh - Sầm Nưa, Sài Gòn - Tây Ninh, v.v...
Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã xây dựng được 20.000 km đường bộ. Sau đó, tính đến năm 1934, sau công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, tồn Đơng Dương đã có hơn 33.600 km đường lớn trải nhựa và 15.300 km đường trải đá. Từ năm 1925-1930 trở đi, việc đi lại và vận chuyển hàng hóa bằng ơ tơ bắt đầu phát triển mạnh; số lượng ô tô cũng tăng lên. Tuy nhiên, việc vận tải hành khách và hàng hóa bằng ơ tơ cịn nhiều hạn chế do chi phí vận chuyển rất đắt so với thu nhập của người dân.