miền Bắc Việt Nam. Dưới thời nhà Hán cai trị, vùng đất Âu Lạc cũ (quận Giao Chỉ) được gộp với hai quận Cửu Chân và Nhật Nam thành đất Giao Châu [Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng, 2017].
là bởi để có những cống phẩm giá trị như sừng tê, ngà voi, lông chả, đồi mồi, ngọc trai... thì người dân Lạc Việt phải lên rừng, xuống biển tìm kiếm, khai thác, đi đến những nơi nguy hiểm đến tính mạng. Cịn nói bóc lột siêu kinh tế là vì định mức cống nạp không được xác định rõ ràng, ổn định mà nó phụ thuộc vào lịng tham của mỗi tên quan cai trị hay của triều đình phong kiến phương Bắc.
b. Tơ thuế
Dưới thời Bắc thuộc, trong buổi đầu, quan hệ công xã nguyên thủy tiếp tục tan rã, chế độ nô lệ gia trưởng vẫn tiếp tục nảy sinh và bị chính quyền đơ hộ lợi dụng để duy trì bóc lột trong phạm vi có lợi cho họ.
Trong thời Bắc thuộc, chính quyền đơ hộ phương Bắc chưa thiết lập được quyền sở hữu ruộng đất trực tiếp và thực sự; nhưng đã nắm quyền sở hữu tối cao về ruộng đất, ít nhất là trên danh nghĩa của Hoàng đế Trung Quốc và với quyền lực của chính quyền đơ hộ. Người nơng dân thời này vốn là thành viên của công xã cày ruộng đất của công xã bị coi là cày ruộng đất thuộc quyền sở hữu tối cao của Hoàng đế Trung Hoa nên phải nộp tô thuế và làm nghĩa vụ lao dịch, binh dịch cho chính quyền đơ hộ. Các chính quyền đơ hộ phương Bắc bắt dân ta nộp tô thuế rất nặng nề. Từ thời Đông Hán đến Lục Triều (từ năm 25 đến cuối thế kỷ VI), dân Giao Châu ngồi cống nạp cịn phải nộp các loại tơ thuế theo hướng ngày càng tăng. Dưới thời nhà Hán cai trị, trong giai đoạn đầu, nhà Hán phải chở lương thực sang Giao Châu để ni binh lính và quan lại. Nhưng về sau, nhờ số thóc bóc lột được đã đủ để ni tồn bộ quan lại, quân sĩ ở Giao Châu. Sử cũ cho biết số thóc thuế mà chính quyền đơ hộ thu được thời Đơng Hán lên tới 13.600.000 hộc, tương đương với 272.000 tấn thóc thời nay [Vũ Duy Mền, 2017, 253].
Chính quyền đơ hộ nhà Đường đã áp dụng chế độ tô - dung - điệu ở An Nam. Cụ thể nhà Đường thi hành chế độ quân điền, đinh nam từ 18 tuổi trở lên được cấp 80 mẫu ruộng khẩu phần và 20 mẫu ruộng dâu làm ruộng vĩnh nghiệp. Mỗi năm một suất đinh phải nộp tô - dung - điệu. Trong đó, tơ là 2 thạch thóc, dung là 20 ngày lao dịch, điệu là 20 thước lụa và 3 lạng tơ. Tơ ruộng tính theo đầu người, nhưng đó là những nơng
dân nhận ruộng khẩu phần của nhà nước. Tơ thời Đường là hình thái bóc lột địa tơ phong kiến, dựa trên quyền sở hữu tối cao về ruộng đất của nhà nước. Từ năm 780, nhà Đường chuyển sang chế độ lưỡng thuế, mỗi năm dân nộp thuế vào hai kỳ: tháng 6 và tháng 11 [Phan Huy Lê, 2018, 335]. Với người dân sống bằng nghề biển (đánh cá, làm muối, mị ngọc trai), bọn quan lại đơ hộ bắt họ phải nộp mức thuế rất nặng. Theo sách Thái Bình hồn vũ ký, vào thời nhà Tuỳ - Đường cai trị nước ta, nhân dân
vùng châu Lục (ven biển Vịnh Hạ Long) sống bằng nghề làm muối và mò ngọc trai, hàng năm mỗi hộ phải nộp 100 hộc gạo. Thứ sử Chu Phù là người tham lam, tàn bạo đã bắt dân ta phải nộp một hộc lúa cho một con cá vàng (Hồng ngư). Có những tên quan cai trị cịn bắt dân miền núi đổi một con trâu lấy một đấu muối. Ngoài thuế muối, dân ta phải nộp thuế đay, gai, bông và các thứ thuế khác. Thời nhà Đường, các thứ thuế được chính quyền quy thành tơ tằm để bắt dân nộp. Dưới thời Nam Triều, có tới hàng trăm thứ thuế, dân nghèo phải bán cả vợ con để nộp thuế. Sự bóc lột nặng nề qua các hình thức cống nạp, tơ thuế đã làm dân ta lâm vào cảnh bần cùng, cực khổ, "trăm họ xác xơ".
c. Di dân, chiếm đất lập đồn điền
Hầu như các triều đại phong kiến phương Bắc đều thực hiện việc di dân Trung Quốc sang sống xen kẽ với dân ta. Mục đích của việc làm này là để một mặt khai thác, bóc lột kinh tế và mặt khác nhằm thực hiện đồng hóa, biến nước ta thành quận huyện của Trung Quốc.
Theo sử cũ cho biết, ngay từ thời Nhà Tần đã có hiện tượng người Hán di cư từ Trung Quốc vào nước ta. Sau đó, thời nhà Tây Hán, có chính sách "di dân khẩn thực", đem những người tù tội di cư hàng loạt sang Giao Chỉ. Đặc biệt, sau những biến loạn ở trong nước, nhiều sĩ phu, địa chủ Trung Quốc cũng trốn sang Giao Chỉ "lập nghiệp". Dân số Giao Chỉ ngày càng tăng lên. Theo sách Tiền Hán thư (Địa lý chí), vào thời nhà Hán cai trị, hộ khẩu của 7 quận thuộc châu Giao Chỉ có 215.488 hộ và 1.372.290 nhân khẩu. Nếu chỉ tính riêng ba quận thuộc phạm vi nước ta thì tổng số hộ khi ấy là 143.643 hộ (chiếm 66,7%) và tổng số nhân khẩu là 981.735 người (chiếm 71,5%) của châu Giao Chỉ. Trong đó, quận Giao Chỉ có 92.440 hộ, 746.237 nhân khẩu; quận Cửu Chân có
35.743 hộ, 166.013 nhân khẩu và quận Nhật Nam có 15.460 hộ, 69.485 nhân khẩu. Tuy đây chưa phải là con số thống kê có độ chính xác cao, nhưng nó cũng cho phép hình dung về vai trị trung tâm trọng yếu của khu vực đất nước ta và đặc biệt là quận Giao Chỉ (với 42,90% số hộ và 54,37% số dân) trong toàn khu vực mới chiếm được của nhà Hán [Dẫn theo Phan Huy Lê & cộng sự, Lịch sử Việt Nam, tập I, 2012, 351].
Những sĩ phu, địa chủ di cư và quan lại cai trị Giao Chỉ đã chiếm đoạt ruộng đất nước ta để lập các trại ấp, đồn điền, xây dựng kinh tế địa chủ. Đồn điền thời kỳ này chính là ruộng cơng, được gọi là "Quốc khố điền" (ruộng Quốc khố) do Nhà nước trực tiếp quản lý. Đến thời Ngơ, chính quyền đơ hộ đã đặt ra chức quan gọi là "Điền nông Đô úy" (gọi tắt là "Đô úy") để chuyên trách cai quản các đồn điền. Lực lượng sản xuất trong các trại ấp, đồn điền là những người dân bị chiếm ruộng đất cùng với các tù nhân, binh lính và những người lưu vong từ Trung Quốc sang. Những người này làm việc theo kiểu cưỡng bức, bị bóc lột qua địa tơ và có thân phận thấp kém trong xã hội.
Chính sách di dân, chiếm đất lập đồn điền và bóc lột của phong kiến phương Bắc đã ít nhiều tác động, ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội nước ta thời Bắc thuộc. Quan hệ sản xuất phong kiến thực dân bắt đầu manh nha; nền kinh tế có sự tiến bộ. Sự tiến bộ này một phần do quy luật phát triển nội tại, phần khác do sự tác động của yếu tố phong kiến phương Bắc.
2.1.3.2. Đặc điểm tình hình kinh tế
a. Nơng nghiệp
Ruộng đất thời này về danh nghĩa thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà nước phong kiến phương Bắc. Chính quyền đơ hộ đã nhiều lần điều tra về dân số, lập sổ thống kê số dân theo hộ và khẩu; nhưng chưa lần nào đo đạc ruộng đất và lập sổ ruộng đất. Về cơ bản, quản lý ruộng đất và tổ chức sản xuất nông nghiệp (trừ các đồn điền, trại ấp) đều do các làng xã thực hiện.
Nhìn chung, nền kinh tế thời Bắc thuộc vẫn căn bản là kinh tế nông nghiệp, bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Nông nghiệp thời này phát triển nhờ sự phổ biến của kỹ thuật cày bừa bằng trâu bò và các công cụ làm
đất bằng sắt. Trong trồng trọt, cây trồng chủ đạo là lúa, bao gồm lúa tẻ và lúa nếp. Lúa tẻ được trồng để làm lương thực, còn lúa nếp chủ yếu được dùng vào việc nấu rượu.
Từ thời Mã Viện, việc đào sông đắp đê, làm thủy lợi đã được quan tâm. Thời này đã biết đắp đê sông ngăn lũ lụt và đắp đê biển ngăn nước mặn. Sách Nam Việt chí cho biết về sự kiện Mã Viện cho người lấy đá
chất thành đê để ngăn sóng biển ở vùng Tạc Khẩu (nay thuộc Tam Điệp, Ninh Bình). Nhiều kênh mương được đào phục vụ nước tưới ruộng. Trước đây, người Việt cổ đã biết dùng than tro (đốt cây mà có), cỏ dại làm phân bón ruộng. Đến thời này, họ đã học được từ người Trung Quốc cách dùng phân người ("phân Bắc") và phân động vật để bón cho cây trồng và dành thời gian, công sức chăm sóc nhiều hơn. Người dân sử dụng các công cụ sắt (cày bừa, liềm hái...) kết hợp với sức kéo của trâu bò để làm ruộng. Mặc dù kỹ thuật cịn ở trình độ thấp nhưng do châu thổ Bắc Bộ có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp với cây lúa, người dân lại biết kết hợp giữa làm thủy lợi với bón phân và tăng cường chăm sóc nên năng suất lúa cao hơn trước. Ở quận Cửu Chân (Thanh Hố), vào đầu cơng ngun cịn phải mua gạo của Giao Chỉ (Bắc Bộ); nhưng vào năm 123, canh tác lúa ở đây tốt, 150 gốc lúa thu hoạch được 768 bông. Quận Giao Chỉ mỗi năm nộp thóc cho quan Tư nơng hơn 1.360 vạn hộc [Kiều Thu Hoạch, 2016, 330-331]. Canh tác lúa rõ ràng đã có nhiều tiến bộ hơn trước.
Bên cạnh lúa, người dân Giao Châu còn trồng các loại cây cho bột như khoai lang, sắn, củ từ, củ mài, khoai sọ... Trong đó, khoai lang là một trong những sản vật quý của nông nghiệp nước ta. Thư tịch cổ của Trung Quốc khi nói về khoai lang đã cho biết, khoai lang Giao Chỉ khi đào lên "ăn sống cũng ngon, luộc ăn thì có vị ngon ngọt". Bên cạnh khoai lang, mía của nước ta cũng là cây trồng được người Trung Quốc đánh giá cao. Trong sách Tề dân yếu thuật có nói rõ về điều này: "Mía do Giao
Chỉ trồng đặc biệt thơm ngon. Đẵn mà ăn đã ngọt; ép lấy nước ngọt gọi là nước đường lại càng quý".
Nghề làm vườn đã có từ thời dựng nước, đến thời này càng phát triển hơn. Trong canh tác vườn, dân ta trồng các loại rau muống bè, thả nổi trên mặt nước, cà, gừng, hành; các cây ăn quả: chuối (chuối tiêu,
chuối hột, chuối bụt), vải, nhãn, cam, quýt, trám, dừa và cây dùng để uống nước (chè)... Dân ta đã biết chiết cành để tạo ra cây trồng mới, nuôi kiến vàng để diệt sâu cho cây. Người ta cịn trồng tre, bơng, cói... để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất giấy, dệt vải, dệt chiếu, làm giáo mác, làm thuyền và xây dựng thành lũy. Đặc biệt trầu cau cũng được trồng ở nhiều nơi đáp ứng cho nhu cầu ăn trầu, cưới hỏi, lễ tết. Chăn nuôi gia cầm, gia súc và ni tằm được duy trì, phát triển.
Như vậy nông nghiệp thời Bắc thuộc là một nền nơng nghiệp thâm canh, bước đầu đã có phân hố thành nhiều ngành sản xuất: làm ruộng, làm vườn; trồng ngũ gốc, chăn nuôi gia cầm, gia súc, nuôi tằm, nuôi cá... Mặc dù bị phong kiến phương Bắc bóc lột nặng nề, khiến kinh tế nơng nghiệp nhiều giai đoạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhưng nhìn chung, nơng nghiệp thời này vẫn có nhiều thành tựu đáng ghi nhận trên các mặt từ cây trồng, vật nuôi đến kinh nghiệm, kỹ thuật canh tác, sản xuất và năng suất cao hơn trước.
b. Thủ cơng nghiệp
Nhìn chung các ngành nghề thủ cơng nghiệp có bước tiến đáng kể. Nhiều nghề thủ công mới ra đời do dân ta học hỏi, tiếp thu từ nước ngoài. Nghề đúc đồng cổ truyền vẫn tiếp tục phát triển mạnh, sản xuất ra các dụng cụ gia đình như nồi, ấm, chậu, bình... Tuy vậy, các sản phẩm thời kỳ này khơng cịn những nét tinh xảo và hoành tráng như thời dựng nước.
Nghề rèn đúc sắt chế tạo được nhiều loại công cụ phục vụ sản xuất
nông nghiệp như cuốc, thuổng, mai; các loại vũ khí như kiếm, dao, giáo, kích và các loại dụng cụ gia đình như nồi, đèn, đỉnh... Thời này vừa có đồ sắt rèn và cả đồ sắt đúc. Có điểm đáng lưu ý là bên cạnh những đồ đồng Đông Sơn, đồ sắt Âu Lạc thuần Việt các nhà khảo cổ cịn tìm thấy trong các mộ Hán thời này một số công cụ, vật dùng kim loại mang phong cách người Hán là đỉnh, gươm, gương đồng... Điều đó cho thấy, ngồi các sản phẩm của người Việt cịn có cả các cơng cụ, vật dùng do người Hán di cư sang nước ta chế tạo, sản xuất.
Nghề gốm có nhiều tiến bộ, kỹ thuật sản xuất được nâng lên do tích
lũy kinh nghiệm và có sự tiếp thu kỹ thuật, kinh nghiệm từ người Hán. Nhiều đồ gốm thời này cho thấy có sự kết hợp giữa thợ thủ công người Hán và người Việt cùng chế tác (trên đồ gốm có trang trí cả hoa văn Đông Sơn và hoa văn Trung Hoa). Các lò gốm xuất hiện ở nhiều nơi (Thanh Hóa, Bắc Ninh, Bắc Giang...). Sản phẩm là các loại vị, bình, chén, bát đĩa và một số vật dùng là đồ sành tráng men, hoặc nửa sành, nửa sứ. Nghề làm gạch ngói phục vụ việc xây dựng thành quách, chùa tháp, mộ táng cũng khá phát triển. Một số loại gạch được trang trí hoa văn và có loại tráng men màu vàng hay xanh nhạt. Để xây các vòm cuốn, người ta còn sản xuất cả loại gạch một bên dày, một bên mỏng, gọi là gạch múi bưởi. Đầu ngói ống thường được trang trí hình mây, hình mặt người hoặc hình hoa sen.
Nghề dệt có vị trí quan trọng và có những tiến bộ đáng kể. Các loại
nguyên liệu dùng để dệt vải là bông, gai, bẹ chuối, tơ tằm. Vải Tiêu cát được dệt từ tơ chuối trắng mịn được người Hán ưa thích và trở thành cống phẩm đặc biệt của Giao Châu cho triều đình phương Bắc. Theo sách An Nam chí ở Giao Châu có các loại vải quý như sa cát liễu, sa bình văn tảo tân, hợp sa, láng, bơng, tơ đay, tơ chuối... Đặc biệt tơ chuối có thể kéo sợi làm vải mỏng như the, lượt rất hợp với mùa nóng bức... [Dẫn theo Vũ Duy Mền, 2017, 243]. Phụ nữ nước ta thời này còn dệt được khăn bông thêu chữ và hoa lá rất khéo (gọi là "bạch diệp"). Vải lụa của nước ta được người Hán gọi là "vải Giao Chỉ". Sách Nam phương thảo mộc trạng còn cho biết ở Cửu Chân người ta lấy cây non của loại tre lớn
(gọi là Đan trúc) đập dập rồi đem ngâm, lấy sợi dệt thành loại vải gọi là vải xơ tre...
Thời này, bên cạnh các sản phẩm dệt của người Việt cịn có các sản phẩm do người Hán làm ra. Trong một số di chỉ khảo cổ ở Đông Sơn, Thiệu Xương, Xuân La người ta phát hiện thấy dấu vết vải, lụa kiểu mới của người Hán in trên đồ đồng. Như vậy, kỹ thuật dệt vải, dệt lụa của Trung Quốc đã được du nhập vào nước ta. Từ thế kỷ thứ III, người Việt tiếp thu nghề làm giấy của người Trung Quốc, đã làm được nhiều loại
hương (trầm hương). Trong đó, giấy làm từ cây mật hương có mùi rất thơm, bền, bỏ xuống nước không nát, là loại giấy quý. Theo thư tịch cổ Trung Quốc cho biết, vào năm 284, lái buôn La Mã đã mua 3 vạn tờ giấy (mật hương) ở Giao Chỉ để dâng lên vua Tấn [Hà Văn Tấn, 2017, 70].
Các nghề thủ công khác thời kỳ này như mộc, đan lát, nấu rượu (rượu cẩm, rượu nếp), sơn, khảm, làm đồ mĩ nghệ (gồm vàng bạc, đồ khảm xà cừ), làm đường, v.v... cũng đều có tiến bộ, trong đó đáng lưu ý nhất là nghề làm đường. Sách Di vật chí của Trung Quốc cho biết người Việt làm đường theo cách ép mía lấy nước, rồi đem đun và phơi, để ngưng lại như băng. Khi ăn bỏ vào miệng thì tan ra, gọi là "thạch mật". Bấy giờ Trung Quốc chưa biết làm đường mía. Sản phẩm này của nước ta đã trở thành đồ cống quý cho triều đình Hán, Ngô. Cũng trong thời Bắc thuộc, dân ta đã biết làm đồ thủy tinh (do tiếp thu kỹ thuật làm thủy tinh của người Ấn Độ). Từ thế kỷ thứ III, họ đã làm được những chiếc bình, bát bằng thủy tinh có màu xanh, màu tía rất đẹp. Trong nhiều ngôi mộ cổ, người ta đã tìm thấy nhiều chuỗi hạt thủy tinh mà thành phần hoá