Nội dung, phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ trong thực hiện cải cách tư pháp ở cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh ủy trong thực hiện cải cách tư pháp ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 36 - 40)

hiện cải cách tư pháp ở cấp tỉnh

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (gọi tắt là Tỉnh uỷ) là cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh giữa hai nhiệm kỳ đại hội và do Đại hội Đảng bộ tỉnh bầu ra. Tỉnh uỷ là hạt nhân lãnh đạo ở địa phương đại biểu cho năng lực, trí tuệ và sức mạnh của đảng bộ; là trung tâm khối đại đoàn kết trong đảng và nhân dân. Tỉnh uỷ có vai trị rất quan trọng đối với hoạt động của Đảng bộ, là cơ quan lãnh đạo thực hiện nghị quyết của cấp mình, nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, là đại biểu tiêu biểu cho việc thực hiện nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng. Cấp uỷ còn giữ vai trị trung tâm trong chỉ đạo cơng tác xây dựng nội bộ đảng trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức.

Tỉnh uỷ có nhiệm vụ lãnh đạo các mặt công tác của Đảng bộ trong thời gian giữa hai nhiệm kỳ đại hội trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh

– quốc phòng, xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị; quán triệt và tổ chức thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, nghị quyết của Trung ương, nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh; thường xuyên chăm lo xây dựng đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; xây dựng và thực hiện quy chế hoạt động của tỉnh uỷ, chỉ đạo thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ do Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra; chuẩn bị nội dung và kế hoạch đại hội theo quy định của Điều lệ Đảng.

Trong thực hiện cải cách tư pháp ở cấp tỉnh, Tỉnh uỷ có vai trị đặc biệt quan trọng và cần thiết trong cơng cuộc đổi mới hiện nay, nhằm mục đích: một là, bảo đảm hoạt động của các cơ quan tư pháp theo đúng đường lối chính trị, kiên định đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; hai là, bảo đảm phát huy đầy đủ vị trí, vai trị của các cơ quan tư pháp để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ theo luật định, duy trì và bảo vệ nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, vì sự cơng bằng, dân chủ và nghiêm minh trong tổ chức thi hành pháp luật.

Tỉnh uỷ lãnh đạo thực hiện cải cách tư pháp thông qua việc định ra các nguyên tắc, quan điểm lớn làm cơ sở xây dựng tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp; vạch ra đường lối, định hướng trong các lĩnh vực hoạt động của các cơ quan tư pháp; lãnh đạo các cơ quan tư pháp tồn diện: lãnh đạo về chính trị, tư tưởng; về tổ chức, cán bộ, thông qua công tác kiểm tra, giám sát, thông qua các tổ chức đảng, đảng viên trong các cơ quan tư pháp.

Lãnh đạo định hướng công tác: Tỉnh uỷ quan tâm đến việc lãnh đạo,

chỉ đạo định hướng công tác của các cơ quan tư pháp. Căn cứ vào nội dung nghị quyết của Bộ Chính trị, Kế hoạch của Ban Chỉ đạo CCTP Trung ương, Tỉnh uỷ xây dựng kế hoạch, chương trình hành động (hoặc nghị quyết, chỉ thị...) để quán triệt, triển khai việc thực hiện phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương. Yêu cầu hàng đầu Đảng ta đặt ra cho các cơ quan tư pháp là

phải xây dựng được một nền tư pháp công bằng, dân chủ, nghiêm minh, phục vụ nhân dân. Tư tưởng chỉ đạo của Đảng đối với công tác của các cơ quan tư pháp được đúc kết và chỉ rõ trong nhiều nghị quyết, chỉ thị gần đây của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư, mà thể hiện rõ nhất là trong Nghị quyết số 49 ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. Trong Nghị quyết này, Bộ Chính trị xác định mục tiêu của cải cách tư pháp là: Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao. Để thực hiện mục tiêu này, Bộ Chính trị đề ra 8 nhiệm vụ cần phải thực hiện, căn cứ vào Nghị quyết 49-NQ/TW, Ban Chỉ đạo CCTP Trung ương ban hành Kế hoạch thực hiện. Vì vậy, căn cứ vào sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo CCTP Trung ương, Tỉnh uỷ cần ban hành văn bản để triển khai thực hiện, trong từng giai đoạn nhất định, Tỉnh uỷ tiến hành kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện và đề ra các biện pháp tiếp tục lãnh đạo thực hiện trong thời gian tiếp theo.

Lãnh đạo tổ chức, cán bộ: Tỉnh uỷ quan tâm đến công tác xây dựng,

củng cố về tổ chức và đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ cho các cơ quan tư pháp. Quan tâm lãnh đạo xác định chức năng, nhiệm vụ, xây dựng tổ chức, bộ máy của các cơ quan tư pháp; đề ra mục tiêu và nhiều giải pháp lớn để xây dựng đội ngũ cán bộ của các cơ quan tư pháp đủ sức gánh vác nhiệm vụ trong tình hình mới. Hiện nay, Tỉnh uỷ lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh, vững vàng về chính trị, tinh thơng về nghiệp vụ, bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan tư pháp theo đúng pháp luật, giữ vững kỷ cương, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Trong nhiều nghị quyết, Đảng ta đã đề ra những chủ trương, định hướng, giải pháp cụ thể nhằm đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, Đảng yêu cầu đội ngũ cán

bộ tư pháp phải có quan điểm chính trị đúng đắn, trình độ chun mơn vững và phẩm chất đạo đức cơng minh, chính trực, liêm khiết. Dựa trên những quan điểm đó, Tỉnh uỷ lãnh đạo các cơ quan tư pháp tỉnh tăng cường về công tác cán bộ của các cơ quan tư pháp, trước hết là cán bộ có chức danh tư pháp theo hướng bảo đảm về chính trị, phẩm chất đạo đức và chun mơn.

Về lãnh đạo chính trị, tư tưởng: Tỉnh ủy lãnh đạo cán bộ, đảng viên

của các cơ quan tư pháp ổn định tư tưởng, tích cực tham gia công tác xây dựng đảng, thực hiện tốt nhiệm vụ chun mơn, tăng cường đồn kết, giữ gìn phẩm chất đạo đức. Do có sự quan tâm làm tốt cơng tác chính trị, tư tưởng cho nên đội ngũ cán bộ, đảng viên của các cơ quan tư pháp trong những năm qua đã thể hiện rõ ý thức trách nhiệm trong công tác, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, nghiêm chỉnh thực hiện kỷ luật phát ngơn, giữ gìn bí mật của Đảng và Nhà nước, đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc, thông tin sai lệch về các chủ trương, quan điểm của Đảng, về sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan tư pháp... Cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng của các cấp ủy, tổ chức đảng trong các cơ quan tư pháp giúp cho cán bộ tư pháp có nhận thức đúng đắn, bản lĩnh chính trị vững vàng để đấu tranh với mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch, phản động chống phá Đảng và Nhà nước; đấu tranh có hiệu quả với các đối tượng phạm tội; khắc phục những lệch lạc, sai lầm về vai trò lãnh đạo của Đảng.

Tỉnh uỷ lãnh đạo cải cách tư pháp thông qua công tác kiểm tra các tổ chức đảng và đảng viên trong các cơ quan tư pháp thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Thông qua kiểm tra, các cấp ủy đánh giá tư tưởng, nhận thức

chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn của đảng viên là cán bộ tư pháp, trên cơ sở đó bố trí, sắp xếp, sử dụng đúng đội ngũ cán bộ để hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao. Trong những năm qua, Tỉnh uỷ, các cấp ủy ở các địa phương đã tăng cường kiểm tra các tổ chức đảng và đảng viên trong các cơ quan tư pháp thực hiện các chỉ thị, nghị

quyết của Đảng về công tác cải cách tư pháp. Căn cứ vào vào sự chỉ đạo của trung ương, Tỉnh uỷ triển khai, thực hiện việc kiểm trra đối với các cơ quan tư pháp trong việc thực hiện cải cách tư pháp.

Tỉnh uỷ lãnh đạo cải cách tư pháp thông qua tổ chức đảng, đảng viên trong các cơ quan tư pháp: Tỉnh uỷ lãnh đạo đối với các cơ quan tư pháp

cần chú trọng công tác xây dựng đảng trong các cơ quan này. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương, khóa VIII nêu rõ vai trị của tổ chức đảng và đảng viên trong các cơ quan nhà nước: tổ chức đảng và đảng viên trong các cơ quan nhà nước vừa là hạt nhân lãnh đạo chính trị của các cơ quan đó, vừa làm tham mưu cho Đảng về chủ trương, chính sách đối với những lĩnh vực có liên quan. Vai trị đó của tổ chức đảng và đảng viên trong các cơ quan tư pháp lại càng có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì, các cơ quan tư pháp, cụ thể là các điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, chấp hành viên, có quyền hạn rất lớn, lại được thực thi trong điều kiện và một phạm vi độc lập tương đối cao. Để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan tư pháp và đội ngũ cán bộ tư pháp, các cấp ủy đảng phải kiện toàn, củng cố vững chắc các chi bộ, đảng ủy, ban cán sự đảng trong các cơ quan tư pháp, trước mắt kiện toàn các tổ chức đảng trong các cơ quan tư pháp cấp huyện; xác định rõ nhiệm vụ của từng tổ chức đảng, giới thiệu những đảng viên có tâm huyết, năng lực, kinh nghiệm để tham gia vào chi ủy, đảng ủy; xây dựng quy chế làm việc trong từng tổ chức đảng, định rõ quan hệ giữa ban cán sự với đảng ủy, chi ủy, giữa tổ chức đảng với thủ trưởng cơ quan để phối hợp thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh ủy trong thực hiện cải cách tư pháp ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 36 - 40)