Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh ủy trong thực hiện cải cách tư pháp ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 93 - 95)

Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng, là phương thức lãnh đạo quan trọng của các cấp ủy đảng. Công tác kiểm tra, giám sát là nhiệm vụ của toàn Đảng, một bộ phận quan trọng trong tồn bộ cơng tác xây dựng Đảng, là nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của tổ chức đảng ở các cấp. Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng. Lãnh đạo mà không kiểm tra, giám sát thì coi như khơng có lãnh đạo. Mục đích của cơng tác kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, sự đoàn kết thống nhất và bảo đảm thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, phịng ngừa, ngăn chặn sự suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, tránh các nguy cơ sai lầm về đường lối, quan liêu, xa dân của đảng cầm quyền. Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát để phát hiện những nhân tố mới, tích cực, khắc phục các mặt yếu kém, khuyết điểm, góp phần bổ sung, hoàn thiện và phát triển đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cơng tác kiểm tra, giám sát có một vị trí, ý nghĩa quan trọng, đó là những chức năng lãnh đạo của đảng, có vị trí cực kỳ quan trọng trong tồn bộ hoạt động lãnh đạo của đảng, và là hoạt động tất yếu, khách quan của Đảng.

Trong lãnh đạo thực hiện cải cách tư pháp ở tỉnh, Tỉnh uỷ cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức đảng, đảng viên trong các cơ quan tư pháp với các nội dung sau:

Thường xuyên chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức đảng, đảng viên trong các cơ quan tư pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng, sự đoàn kết thống nhất và đảm bảo thực hiện dân chủ trong đảng; phịng ngừa, ngăn chăn sự suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức của cán bộ đảng viên trong các cơ quan tư pháp

Xây dựng kế hoạch, thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện kịp thời những biểu hiện sai trái trong các cơ quan tư pháp. Những cán bộ tư pháp có hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp phải chỉ đạo xử lý nghiêm minh. Theo dõi việc chấp hành nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, khẳng định những kinh nghiệm tốt, phát hiện và uốn nắn những vi phạm của các cơ quan tư pháp trong việc bắt, giữ, giam, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng trong các cơ quan tư pháp về tầm quan trọng, mục đích, ý nghĩa, nội dung các quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Cấp ủy các cơ quan tư pháp tiếp tục ban hành các quy định về công tác xây dựng Đảng, công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng để cụ thể hóa các nguyên tắc của Đảng, trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình, nguyên tắc về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân. Các cấp ủy phải lãnh đạo, tập trung giải quyết những vấn đề tồn đọng, nổi cộm, bức xúc mà cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm; giải quyết kịp thời đơn, thư tố cáo tổ chức đảng và đảng viên trong các cơ quan tư pháp.

Ủy ban kiểm tra các cấp tăng cường hơn nữa tính chủ động trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng, thực hiện chức

năng tham mưu cho cấp ủy và nhiệm vụ cấp ủy giao. Tiếp tục đổi mới phương pháp kiểm tra, tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn của ủy ban kiểm tra cấp trên đối với ủy ban kiểm tra cấp dưới; phối hợp với các ban của cấp ủy và các cơ quan có liên quan để tạo sự thống nhất, đồng bộ trong công tác kiểm tra, giám sát; phát huy vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị trong cơng tác giám sát, kiểm tra và thi hành kỷ luật để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh ủy trong thực hiện cải cách tư pháp ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 93 - 95)