Một số thành tựu cơ bản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh ủy trong thực hiện cải cách tư pháp ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 53 - 60)

Thực hiện chiến lược cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước, các cơ quan tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc đã có những chuyển biến tích cực có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần vào việc đảm bảo cơng lý, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và cơng dân, góp phần vào xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, các nội dung cải cách tư pháp đã được triển khai tương đối đồng bộ với từng cơ quan, trong đó chú trọng đến việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, xem đó là cơ sở vững chắc cho việc cải cách tư pháp được đồng bộ, toàn diện các cơ quan tư pháp tỉnh. Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 05-KH/CCTP của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, Thông tri, Kế hoạch số 06-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và theo chương trình cải cách tư pháp hành năm của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, sự chỉ đạo của ngành dọc cấp trên, các cơ quan tư pháp Vĩnh Phúc đã thực hiện có hiệu quả các cơng tác sau:

- Tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra

Cơng an tỉnh là lực lượng nịng cốt, đi đầu trong việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, thực hiện chiến lược cải cách tư pháp công an tỉnh đã đề ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng lực hoạt động của mình.

Về công tác tổ chức- cán bộ: Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Đảng uỷ công an tỉnh đã thực hiện việc tổ chức lại cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối, kết hợp chặt chẽ giữa công tác trinh sát và hoạt động điều tra, củng cố, kiện toàn, tăng biên chế cho các cơ quan cảnh sát điều tra, an ninh điều tra và các đội điều tra của cơng an cấp huyện, kiện tồn bộ phận hỗ trợ tư pháp của Phòng cảnh sát bảo vệ; thành lập phòng Cảnh sát truy nã và phòng Cảnh sát thi hành án và hỗ trợ tư pháp, thành lập Đội pháp chế thuộc Văn phịng Cơng an tỉnh... Thường xun bồi dưỡng kiến thức, năng lực thực tiễn cho đội ngũ điều tra viên, kiện toàn các đơn vị điều tra theo pháp lệnh điều tra hình sự. Trong 5 năm, đã bổ nhiệm mới 161 điều tra viên (trong đó có 18 điều tra viên cao cấp, 64 điều tra viên trung cấp, 79 điều tra viên sơ cấp). Hiện tại, tổng số điều tra viên là 165 đồng chí trong đó có 32 đồng chí giữ chức vụ thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra cấp tỉnh và huyện.

Về công tác chun mơn nghiệp vụ: Ngành cơng an đã tích cực, chủ động đấu tranh phòng, chống tội phạm và giải quyết các vụ án trọng điểm, phức tạp. Trong 5 năm, đã phát hiện, khởi tố, xử lý 3.774 vụ với 5.426 bị can; số vụ chuyển Viện kiểm sát đề nghị truy tố 3.151vụ với 5.414 bị can; số vụ án đình chỉ điều tra 59 vụ, với 76 bị can; số vụ án phải trả hồ sơ điều tra bổ sung 48 vụ; số vụ án tạm đình chỉ điều tra 688 vụ, với 149 bị can. Tổ chức hội nghị tổng kết 12 năm thực hiện Nghị quyết 09/CP, chương trình quốc gia phịng chống tội phạm, chương trình hành động phịng chống tội phạm bn bán phụ nữ và trẻ em.

Cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm và giải quyết các vụ án trọng điểm được cơng an tỉnh triển khai tích cực, cơng an tỉnh đã tham mưu tích cực cho cấp uỷ, chính quyền các cấp nắm tình hình liên quan đến an ninh trật tự, lãnh đạo tồn lực lượng thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, đồng thời phối hợp với các cấp, các ngành tuyên truyền, vận động giáo dục, phịng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, góp phần giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh, kiềm chế sự gia tăng của tội phạm.

- Tổ chức và hoạt động của viện kiểm sát

Về tổ chức- cán bộ: Hiện nay, cơ cấu tổ chức bộ máy Viện kiểm sát gồm viện kiểm sát tỉnh với 9 phòng và 9 viện kiểm sát huyện, thành, thị. Bộ máy lãnh đạo viện kiểm sát tỉnh, các phòng, viện kiểm sát cấp huyện đã được kiện toàn , 9/9 viện kiểm sát cấp huyện đã được thực hiện việc tăng thẩm quyền theo quy định của Bộ luật TTHS và Bộ luật TTDS. Trong những năm qua, Viện kiểm sát luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên vững vàng về chính trị, tư tưởng, giỏi về chun mơn nghiệp vụ có phẩm chất đạo đức tốt.

Ngành Kiểm sát nhân dân hiện có 115 cán bộ, trong đó có 72 kiểm sát viên, kiểm sát viên cấp tỉnh 30 đồng chí (thiếu 4 đồng chí so với chỉ tiêu được giao); kiểm sát viên cấp huyện 42 đồng chí (thiếu 21 đồng chí so với chỉ tiêu được giao).

Về công tác chuyên môn nghiệp vụ: Viện kiểm sát nhân dân 2 cấp tăng cường làm tốt công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Công tác kiểm sát việc bắt, giữ, giam, điều tra, truy tố đảm bảo đúng quy định. Tỷ lệ bắt, giữ sau chuyển khởi tố hình sự đạt cao, hạn chế đến mức thấp nhất việc hình sự hố các quan hệ dân sự, kinh tế. Kết quả 5 năm, Viện kiểm sát thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra đối với 4.924 vụ/7.098 bị can; phê chuẩn khởi tố 6.898 bị can; truy tố 3.263 vụ/5.827 bị can, đình chỉ 11 vụ/36 bị can. Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm 3.531vụ/6.330 bị cáo, kiểm sát xét xử phúc thẩm 471 vụ/657 bị cáo, kiểm sát xét xử giám đốc thẩm 5 vụ/6 bị cáo. Các vụ Viện kiểm sát nhân dân 2 cấp giải quyết đều đảm bảo đúng pháp luật; tình trạng bỏ lọt tội phạm đã giảm dần; khơng có án đình chỉ do khơng phạm tội.

Viện kiểm sát 2 cấp thường xuyên nâng cao chất lượng công tác kiểm sát thường kỳ và bất thường Trại tạm giam Công an tỉnh, nhà tạm giữ công an cấp huyện, Viện kiểm sát cấp huyện duy trì việc kiểm tra hàng ngày Nhà

tạm giữ công an huyện. Viện Kiểm sát tỉnh đã duy trì việc kiểm sát hàng tuần tại Trại tạm giam Công an tỉnh. Trong 5 năm, Viện Kiểm sát 2 cấp kiểm tra trực tiếp 515 lần, trong đó chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, Công an tỉnh kiểm tra 49 lượt nhà tạm giữ và trại tạm giam; qua kiểm sát việc thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ, đã phát hiện nhiều vi phạm trong công tác quản lý giam, giữ, đã ban hành 45 bản kiến nghị, 515 kết luận đối với nhà tạm giữ, trại tạm giam; ban hành 6 kiến nghị đối với Công an tỉnh để yêu cầu chỉ đạo sửa chữa, khắc phục vị phạm. Kiểm sát việc giảm án cho 3.845 phạm nhân, đã yêu cầu loại khỏi danh sách 55 trường hợp và hạ mức xét giảm án đối với 45 phạm nhân không đủ điều kiện.

Công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự, hơn nhân gia đình, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động và các việc khác theo quy định của pháp luật: Viện kiểm sát kiểm sát 6.529 thông báo thụ lý, trên 6.000 bản án, quyết định sơ thẩm, 758 bản án, quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm, tham gia 23 phiên toà sơ thẩm, giải quyết 141 việc dân sự, tham gia 128 phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm. Trong 5 năm đã kháng nghị 48 bản án sơ thẩm được chấp nhận 39 vụ, kháng nghị giám đốc thẩm 15 bản án được chấp nhận 10 vụ, ban hành 82 bản kiến nghị với toà án 2 cấp yêu cầu chấn chỉnh, sửa chữa vi phạm.

Tổ chức và hoạt động của toà án:

Về tổ chức – cán bộ: Ngành Tồ án nhân dân hiện có 134 người (thiếu 20 biên chế), trong đó Tịa án nhân dân tỉnh 40 người (thiếu 11 biên chế) Tòa án nhân dân cấp huyện 94 người (thiếu 9 biên chế). Công tác cán bộ được coi trọng, trong 5 năm đã bổ nhiệm và bổ nhiệm lại 9 thẩm phán cấp tỉnh; 38 thẩm phán cấp huyện.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, thẩm phán, từ năm 2006, Toà án nhân dân tỉnh đã xây dựng nghị quyết về việc tuyển dụng cán bộ cơng chức ngành tồ án trong đó một chỉ tiêu bắt buộc là phải tốt nghiệp đại học

luật hệ chính quy, số cán bộ thẩm phán được tuyển dụng trước chưa có bằng cử nhân luật được tạo điều kiện cho đi học, những cán bộ đã có bằng đại học được khuyến khích, tạo điều kiện đi học trên đại học và lý luận chính trị.

Về thực hiện nhiệm vụ chuyên mơn: Tồ án nhân dân 2 cấp khơng ngừng nâng cao chất lượng công tác giải quyết, xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, thương mại, hơn nhân gia đình… Trong 5 năm đã giải quyết, xét xử được 11.418/11.858 vụ án các loại, đạt tỷ lệ 96,3%, trong đó án hình sự giải quyết, xét xử 4.017 vụ, với 7.133 bị cáo. Toà án 2 cấp đã phối hợp cơ quan công an, kiểm sát lựa chọn được 208 vụ án điểm, 83 vụ án rút gọn để điều tra, truy tố, xét xử nhanh, trong đó có 215 vụ được đưa ra xét xử lưu động tại địa bàn xẩy ra tội phạm, phục vụ công tác tuyên truyền pháp luật và đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Các vụ án thụ lý đều được xét xử kịp thời, đúng pháp luật, hội đồng xét xử ra các phán quyết căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà.

- Về tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp

Về tổ chức – cán bộ: Thực hiện quy định tại Thông tư liên bộ số 04/2005/TTLB-TP-NV, ngày 05/5/2005 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ và Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV, ngày 28/4/2009 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ, Sở Tư pháp đã sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các phòng chun mơn. Đã thành lập Phịng Hành chính Tư pháp và Phịng Bổ trợ tư pháp, sáp nhập Phòng Tổ chức cán bộ vào Văn phòng sở; chia tách Phòng Xây dựng và Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thành Phòng Xây dựng văn bản quy phạm pháp luậtvà Phòng Kiểm tra và theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật. Hiện tại, Sở Tư pháp có 07 phịng chun mơn và 05 đơn vị thuộc Sở. Về biên chế: có 76 cán bộ, cơng chức, viên chức có 02 chun viên cao cấp, 09 chun viên chính.

Về hoạt động chun mơn: Sở Tư pháp đã tham mưu cho Tỉnh uỷ lãnh đạo triển khai thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương

Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo

dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân; giúp UBND tỉnh tổng kết 5 năm thực hiện chương trình phổ biến, giáo

dục pháp luật giai đoạn 2003-2007 của Chính phủ. Triển khai việc mua sách pháp luật bổ sung cho tủ sách pháp luật ở cơ sở và các cơ quan, đơn vị trong tỉnh, xuất bản 30 số bản tin tư pháp với số lượng 6.000 cuốn/1 số; xây dựng 150 chuyên mục “Pháp luật và đời sống” trên Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, Báo Vĩnh Phúc; xây dựng và phát hành 50 chuyên đề tuyên truyền pháp luật trên đĩa CD với hàng nghìn đĩa phục vụ cơng tác tuyên truyền pháp luật ở cơ sở. Nội dung tuyên truyền đã tập trung vào các lĩnh vực liên quan mật thiết với nhân dân, phù hợp với từng đối tượng, từ đó nâng cao nhận thức pháp luật của nhân dân.

Trung tâm trợ giúp pháp lý đã thụ lý và trợ giúp pháp lý được 10.204 vụ việc, với số đối tượng được trợ giúp 9.613 người, trong đó chủ yếu là người nghèo, diện chính sách, dân tộc thiểu số và trẻ em, phụ nữ có hồn cảnh khó khăn. Việc trợ giúp pháp lý chủ yếu ở các lĩnh vực: Tranh chấp dân sự, đất đai, hơn nhân gia đình, hình sự, khiếu nại hành chính. Kết quả việc trợ giúp pháp lý đã tháo gỡ nhiều vướng mắc cho nhân dân, góp phần giữ gìn đồn kết ở khu dân cư, làm giảm khiếu kiện và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân.

Trung tâm bán đấu giá tài sản đã tiếp nhận, thụ lý 140 hồ sơ vụ việc, với tổng giá trị trên 180 tỷ đồng và 31.000USD, đã tổ chức bán đấu giá thành công 61 cuộc với tổng giá trị gần 35 tỷ đồng và 31.000USD, giá bán đều tăng so với giá khởi điểm. Việc tổ chức bán đấu giá đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định.

- Tổ chức và hoạt động Ngành Thi hành án dân sự:

Về tổ chức- cán bộ: Thực hiện Luật Thi hành án dân sự năm 2009, tổ chức bộ máy của cơ quan thi hành án dân sự từ tỉnh đến huyện đã được tổ chức kiện toàn thành Cục Thi hành án dân sự tỉnh và Chi cục thi hành án

dân sự các huyện, thành, thị. Hiện nay, Cục Thi hành án dân sự tỉnh có 03 phịng: Phịng Nghiệp vụ thi hành án dân sự, Phòng Kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo và Văn phòng Cục. Được phân bổ 106 biên chế, (hiện có 96 biến chế). Cơng tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ được quan tâm chú trọng. Từ năm 2005 đến nay, Cục Thi hành án dân sự tỉnh bổ nhiệm mới 13 đồng chí, bổ nhiệm lại 10 đồng chí, bổ nhiệm chấp hành viên 16 đồng chí (trong đó 3 chấp hành viên cấp tỉnh, 13 chấp hành viên cấp huyện). Về công tác chuyên môn: Trong 5 năm, cơng tác thi hành án dân sự đã có sự chuyển biến tích cực. Tổng số án phải thi hành toàn tỉnh là 35.237 vụ, việc, với số tiền phải thi hành 888,142 tỷ đồng và 213.150 USD, trong đó số vụ, việc có điều kiện thi hành 22.964 vụ, việc với số tiền 446,162 tỷ đồng và 21.207 USD. Đã thi hành được 17.361/22.964 vụ, việc (đạt 75,6%), với số tiền 314,285/446,162 tỷ đồng (đạt 70,4%). Nhìn chung, quá trình tổ chức thi hành án đã có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành. So với các năm trước, kết quả thi hành án dân sự đã tăng đáng kể cả về số vụ và số tiền.

- Về tổ chức, hoạt động các cơ quan bổ trợ tư pháp

Công tác luật sư : Đồn Luật sư Vĩnh Phúc có 17 luật sư (trong đó

có 03 luật sư tập sự). Thực hiện Luật Luật sư năm 2006, các tổ chức hành nghề luật sư đã chuyển đổi và được thành lập mới theo Luật. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 08 tổ chức hành nghề luật sư với hình thức văn phịng luật sư, đặt tại 6/9 huyện, thành, thị. Nhìn chung các luật sư đều có phẩm chất chính trị, có ý thức tn theo pháp luật, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng hành nghề từng bước được nâng lên. Trong quá trình hoạt động, các luật sư đã tích cực tham gia trợ giúp pháp lý miễn phí cho các đối tượng chính sách. Khơng có luật sư vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp bị xử lý kỷ luật.Trong 5 năm, Đoàn Luật sư tỉnh đã tham gia tranh tụng tại toà án 1.535 vụ, trong đó tư vấn pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp 1.318 vụ, dịch vụ pháp lý khác 217 vụ, đồng thời tích cực tham gia trợ giúp pháp lý miễn phí. Vị thế, vai trị của Đồn Luật sư; vị thế, vai trò của luật sư khi tham gia tranh tụng tại phiên tòa từng bước được nâng lên.

Công tác giám định tư pháp: Thực hiện Pháp lệnh Giám định tư pháp, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã kiện tồn lại tổ chức giám định, đã có quyết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh ủy trong thực hiện cải cách tư pháp ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 53 - 60)