Đổi mới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với các cơ quan tư pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh ủy trong thực hiện cải cách tư pháp ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 101 - 110)

quan tư pháp

Sự lãnh đạo toàn diện và chặt chẽ của Đảng đối với công tác cải cách tư pháp là yêu cầu khách quan và cần thiết để đảm bảo cho công tác tư pháp thể hiện bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, đảm bảo hoạt động của các cơ quan tư pháp thực hiện đúng quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước, hạn chế các sai sót có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước.

Đảng lãnh đạo trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Mỗi lĩnh vực lại có đặc điểm riêng. Vì vậy, tuy nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng có những điểm chung, nhưng trong từng lĩnh vực phải được vận dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với đặc điểm của lĩnh vực đó. Cải cách tư pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, bảo đảm Chiến lược cải cách tư pháp được thực hiện đúng định hướng, giữ vững ổn định chính trị, bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do

nhân dân, vì nhân dân. Phương thức lãnh đạo của Đảng với công tác tư pháp sẽ tiếp tục được đổi mới, hoàn thiện sao cho vừa bảo đảm sự lãnh đạo về thực chất của Đảng đối với công tác tư pháp, nhưng cũng đề cao trách nhiệm của các cơ quan và cán bộ có chức danh tư pháp.

Tỉnh uỷ tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chỉ đạo công tác cải cách tư pháp, trọng tâm là thực hiện các phương hướng, nhiệm vụ theo lộ trình cải cách tư pháp theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, Chương trình cơng tác tư pháp hàng năm của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương và Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, Tỉnh ủy lãnh đạo tổ chức và hoạt động tư pháp thông qua các cấp uỷ Đảng, Ban cán sự, các tổ chức cơ sở đảng và đảng viên trong các cơ quan tư pháp bằng việc chỉ đạo quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí, đề bạt, điều động và thi hành kỷ luật cán bộ. Đảng lãnh đạo các cơ quan tư pháp bằng việc kiểm tra, giám sát các cơ quan tư pháp trong việc chấp hành Nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước, kịp thời phát hiện và áp dụng biện pháp giáo dục, thuyết phục để uốn nắn những sai sót, lệch lạc của các cơ quan tư pháp trong hoạt động điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử và thi hành án.

Tỉnh ủy lãnh đạo, kiểm tra hoạt động của các cơ quan tư pháp theo pháp luật, tôn trọng chức năng, quyền hạn của các cơ quan tư pháp theo luật định, tạo điều kiện cho các cơ quan tư pháp hồn thành nhiệm vụ được giao, khơng bao biện, làm thay và không can thiệp vào hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan tư pháp, bảo đảm cho cơ quan tư pháp hoạt động độc lập, chỉ tuân theo pháp luật. Các cấp uỷ Đảng trong các cơ quan tư pháp thường xuyên tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng cho đội ngũ cán bộ tư pháp.

Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với các cơ quan tư pháp tỉnh đảm bảo tính độc lập trong điều tra, truy tố, xét xử đúng pháp luật, chống bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội. Tỉnh uỷ lãnh đạo các cơ quan tư pháp tỉnh cụ thể hoá, tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh uỷ đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp, thường xuyên kiểm tra công tác của các cơ quan tư pháp đảm bảo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thường trực Tỉnh uỷ cho chủ trương và phương hướng xử lý các vụ án nghiêm trọng, phức tạp, có liên quan đến an ninh chính trị, đối ngoại của địa phương hoặc theo đề nghị của các cơ qua tư pháp tỉnh theo đúng Chỉ thị số 15 ngày 07/7/2007 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 01 ngày 18/11/2010 của Ban Bí thư. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ giới thiệu nhân sự cấp trưởng, cấp phó các cơ quan tư pháp để ngành dọc cấp trên hoặc UBND tỉnh bổ nhiệm. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ lãnh đạo công tác xây dựng đảng trong các cơ quan tư pháp, chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; định kỳ hoặc khi cần thiết, Thường trực Tỉnh uỷ làm việc với các cơ quan tư pháp để nghe báo cáo kết quả hoạt động và những vấn đề cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ đối với các cơ quan tư pháp tỉnh.

Tỉnh uỷ lãnh đạo các cấp uỷ Đảng địa phương cần tập trung lãnh đạo các cơ quan tư pháp về về chính trị, tổ chức cán bộ, khơng để xẩy ra tình trạng cấp uỷ Đảng các địa phương buông lỏng lãnh đạo, hoặc can thiệp không đúng vào hoạt động tư pháp. Tăng cường công tác xây dựng Đảng, làm tốt hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, phát huy dân chủ, đoàn kết thống nhất trong Đảng. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan tư pháp, nhất là trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm nhằm bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn, phục vụ thiết thực nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp không phải là công việc riêng của các cơ quan tư pháp mà là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Cải cách tư pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của đảng, đảm bảo chiến lược cải cách tư pháp thực hiện đúng định hướng, giữ vững ổn định chính trị, bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Phương thức lãnh đạo của Đảng với cải cách tư pháp sẽ tiếp tục được đổi mới, hoàn thiện sao cho vừa đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp, nhưng cũng đề cao trách nhiệm của các cơ quan tư pháp, cán bộ có chức danh tư pháp.

Ở tỉnh Vĩnh Phúc, trong những năm qua, thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, Tỉnh uỷ đã quan tâm lãnh đạo và đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng. Tuy nhiên, sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với công tác cải cách tư pháp ở địa phương vẫn cịn có những hạn chế, làm ảnh hưởng đến kết quả công tác cải cách tư pháp. Để tăng cường, nâng cao chất lượng lãnh đạo của Tỉnh uỷ trong thực hiện cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay, Tỉnh uỷ cần đổi mới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với công tác cải cách tư pháp trên cơ sở các quan điểm sau: Một là, đổi mới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ trong thực hiện cải cách tư pháp phải đặt trong tổng thể nhiệm vụ đổi mới chỉnh đốn đảng, phải được tiến hành một cách đồng bộ với các mặt công tác xây dựng Đảng, với đổi mới tổ chức và hoạt động của cả hệ thống chính trị tỉnh. Hai là, đổi mới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ trong thực hiện cải cách tư pháp phải trên cơ sở kiên định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng;

Ba là, đổi mới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ trong thực hiện cải cách tư pháp là

cơng việc địi hỏi tính chủ động, tích cực của các cơ quan tham mưu cho Tỉnh uỷ trong thực hiện cải cách tư pháp. Bốn là, đổi mới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ trong thực hiện cải cách tư pháp ở các cấp uỷ các huyện, thành, thị, mỗi ngành tư pháp vừa phải quán triệt nguyên tắc chung, vừa phải phù hợp

với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo của từng địa phương, từng cơ quan tư pháp. Năm là, đổi mới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ trong thực hiện cải cách tư pháp hướng tới mục tiêu phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị địa phương đảm bảo ổn định an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, tạo thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Để đổi mới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với công tác cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay, Tỉnh uỷ cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: nâng cao chất lượng các văn bản lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan tư pháp; nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp của tỉnh; tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát; kiện tồn các tổ chức Đảng trong các cơ quan tư pháp tỉnh; lãnh đạo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh; tăng cường lãnh đạo tổ chức kiện toàn bộ máy các cơ quan tư pháp tỉnh đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp; tăng cường lãnh đạo đối với công tác phổ biến giáo dục pháp luật, các hoạt động bổ trợ tư pháp; đổi mới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với các cơ quan tư pháp.

KẾT LUẬN

Cải cách tư pháp là nhiệm vụ quan trọng trong q trình xây dựng và hồn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, được Đảng, Nhà nước ta quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Trong những năm qua, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã có một số nghị quyết, chỉ thị về xây dựng và hoàn thiện về Nhà nước và pháp luật trong đó có đề cập đến các cơ quan tư pháp như Nghị quyết Trung ương 8 (khóa VII), Nghị quyết Trung ương 3, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VIII), Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Nghị quyết số 08-NQ/TW, về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; hoàn thiện hệ thống pháp luật; xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh; đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục xác định: “Đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người...”

Sự lãnh đạo toàn diện và chặt chẽ của Đảng đối với công tác cải cách tư pháp là yêu cầu khách quan và cần thiết để đảm bảo cho công tác tư pháp thể hiện bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, đảm bảo hoạt động của các cơ quan tư pháp thực hiện đúng quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước, hạn chế các sai sót có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng công tác cải cách tư pháp đã có những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào việc giữ

vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế XHCN, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Vĩnh Phúc là tỉnh nằm ở cửa ngõ phía Tây bắc của thủ đơ Hà Nội, trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, các lĩnh vực kinh tế - văn hóa, xã hội, quốc phịng- an ninh của tỉnh đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp vào những thành tựu đó là sự cố gắng của toàn thể Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh, trong đó có sự đóng góp quan trọng của các cơ quan tư pháp tỉnh trong việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, tạo mơi trường thuận lợi để phát triển. Thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, các cơ quan tư pháp tỉnh đã có những bước phát triển quan trọng, cơng tác cải cách tư pháp dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy được triển khai một cách tích cực. Các cơ quan tư pháp từ tỉnh đến huyện đã củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, làm tốt công tác đào tạo bồi dưỡng, sắp xếp cán bộ, nhất là đối với cán bộ có chức danh tư pháp, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp có bản lĩnh chính trị, tinh thơng nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp. Qua 5 năm, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW, chất lượng công tác bắt, giam, giữ, điều tra, truy tố, xét xử được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ điều tra, khám phá án đạt cao, hạn chế đến mức thấp nhất án oan, sai. Hoạt động của các cơ quan tư pháp đi vào nền nếp, có chất lượng. Cơng tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về tư pháp được quan tâm, tạo được niềm tin trong nhân dân, có tác dụng tốt trong phịng ngừa tội phạm. Cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật được duy trì và đẩy mạnh, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đề ra. Công tác bổ trợ tư pháp được quan tâm, các hoạt động bổ trợ tư pháp góp phần tích cực đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng. Công tác giám sát của cơ quan dân cử đối với hoạt động tư pháp được tăng cường và phát huy hiệu quả.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được của công tác cải cách tư pháp dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, công tác lãnh đạo, thực hiện cải cách tư pháp vẫn cịn có những hạn chế, khuyết điểm, trong đó có nhiều nguyên nhân xuất phát từ sự lãnh đạo của Tỉnh ủy trong thực hiện công tác cải cách tư pháp như: nhận thức, quan niệm về công tác cải cách tư pháp chưa đầy đủ, đúng đắn; các cơ quan tham mưu cho Tỉnh uỷ trong lãnh đạo cải cách tư pháp cơng tác tham mưu cịn hạn chế; đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ...đòi hỏi phải đề ra được các giải pháp khắc phục nhằm thực hiện tốt chiến lược cải cách tư pháp trong thời gian tiếp theo, đặc biệt đó là các giải pháp đổi mới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy trong thực hiện cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thành tựu và hạn chế trong việc lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc trong thực hiện cải cách tư pháp, luận văn đưa ra một số quan điểm chỉ đạo, những giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ trong thực hiện cải cách tư pháp; xứng đáng là hạt nhân lãnh đạo ở địa phương đại biểu cho năng lực, trí tuệ và sức mạnh của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh. Các giải pháp trên cần phải được thực hiện một cách đồng bộ để phát huy hơn nữa vai trị lãnh đạo của Tỉnh uỷ, góp phần xây dựng các cơ quan tư pháp tỉnh ngày càng trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Trong khuôn khổ luận văn, tác giả mới đề cập đến những vấn đề chung nhất của cải cách tư pháp và sự lãnh đạo của Đảng trên một địa phương cấp tỉnh, mặt khác vấn đề nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng ở cấp tỉnh chưa có nhiều nhất là sự lãnh đạo của Tỉnh ủy ở nội dung cải cách tư pháp. Thực tiễn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh ủy trong thực hiện cải cách tư pháp ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 101 - 110)