pháp luật
Việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp không phải là công việc chỉ riêng của các cơ quan tư pháp mà là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Do vậy, trong công việc cần sự phối kết hợp chặt chẽ hơn giữa các cơ quan tư pháp với các bộ, ngành hữu quan, các cơ quan dân cử và các tổ chức, đoàn thể. Cần làm tốt cơng tác tun truyền để có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội vào cơng cuộc cải cách tư pháp.
Để nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, Tỉnh uỷ lãnh đạo các cấp uỷ Đảng tăng cường lãnh đạo để chính quyền các cấp tổ chức thực hiện tốt cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo yêu cầu Trung ương đã chỉ đạo, lựa chọn nội dung, hình thức, biện pháp phù hợp với từng địa bàn, từng đối tượng. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương, của tỉnh về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, xác định là một tiêu chuẩn để đánh giá cán bộ và đảng viên hàng năm. Các tổ chức Đảng, đoàn thể, cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan thông
tin đại chúng của tỉnh phải tăng cường công tác phối hợp, thường xuyên lãnh đạo triển khai tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với các phong trào của các tổ chức đoàn thể để vận động nhân dân tìm hiểu, chấp hành thực hiện tốt pháp luật.
Để tiếp tục đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân, đồng thời tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 9/12/2003 của Ban Bí thư về cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Tỉnh uỷ cần lãnh đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
Một là, tiếp tục phổ biến, quán triệt các văn bản của Đảng và Nhà
nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đến các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, là nhiệm vụ của tồn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Hai là, rà sốt kiện tồn đội ngũ làm cơng tác phổ biến, giáo dục
pháp luật từ tỉnh đến cơ sở bảo đảm số lượng và chất lượng, có kế hoạch hàng năm tập huấn, cập nhật thông tin về pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ này. Trong đó, tập trung chủ yếu vào các đối tượng là Trưởng các ban, ngành, đồn thể ở cơ sở, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ dân phố, Trưởng thơn, Tổ trưởng Tổ hịa giải, Tổ trưởng Tổ liên gia tự quản để làm nòng cốt phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm chuyển tải kịp thời các chính sách pháp luật, nhất là các chính sách mới đến các tầng lớp nhân dân. Tăng cường vai trò Tủ sách pháp luật trong các cơ quan, trường học; xây dựng mơ hình Tủ sách pháp luật ở các thơn, tổ dân phố để kịp thời đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của mọi đối tượng nhân dân.
Ba là, các cấp, các ngành cần đổi mới về nội dung, hình thức, phương
pháp, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật. Gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với việc thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phổ biến, giáo dục pháp luật ở các địa bàn trọng yếu, các địa phương có cơng dân khiếu kiện kéo dài, tập trung đông người trái pháp luật giúp cho các tổ chức và công dân phát huy quyền làm chủ của mình theo đúng quy định của pháp luật.
Bốn là, chính quyền các cấp cần có chính sách đầu tư kinh phí, cơ sở,
vật chất thỏa đáng bảo đảm cho cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương mình. UBND tỉnh giao cho ngành Tư pháp chủ trì việc tổ chức cập nhật, tập huấn kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ cơ sở, trang bị Tủ sách pháp luật đến các thôn, tổ dân phố để tạo điều kiện cho nhân dân tìm hiểu học tập, thực hiện pháp luật.