Nâng cao chất lượng các văn bản lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan tư pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh ủy trong thực hiện cải cách tư pháp ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 90 - 92)

các cơ quan tư pháp

Văn bản của Đảng là các giấy tờ, tài liệu, thể hiện dưới dạng ngôn ngữ viết được liên kết chặt chẽ, hoàn chỉnh cả về nội dung và thể thức, hình thức do tổ chức đảng ban hành theo thẩm quyền quy định trong Điều lệ Đảng và các quy chế làm việc của các cấp uỷ đảng. Văn bản của Đảng là phương tiện, công cụ phổ biến nhất để tổ chức các mối quan hệ trong hệ thống của đảng, trong hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Qua văn bản, các cấp uỷ đảng nắm bắt thông tin kịp thời, thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo, xử lý các mặt công tác theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình góp phần làm cho tồn bộ hệ thống của đảng hoạt động được thống nhất, hướng vào các mục tiêu, hoàn thành những nhiệm vụ trong thời gian nhất định.

Để thực hiện chức năng, vai trò lãnh đạo của mình đối với các cơ quan nhà nước, các đồn thể chính trị - xã hội ở địa phương nói chung và các cơ quan tư pháp nói riêng, Tỉnh uỷ sử dụng các hình thức văn bản của Đảng tùy theo từng nội dung lãnh đạo, chỉ đạo như chỉ thị, nghị quyết, thơng tri, kết luận, chương trình hành động, đề án...Trên cơ sở đường lối quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của Trung ương, các cơ quan tư pháp Trung ương và căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Tỉnh ủy có những văn bản chỉ đạo đối với công tác cải cách tư pháp nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị địa phương.

Nâng cao vai trò lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với các cơ quan tư pháp điều đó phụ thuộc rất lớn vào chất lượng văn bản của Tỉnh uỷ. Để nâng cao chất lượng văn bản, Tỉnh uỷ cần phải tập trung vào các nội dung sau:

Thứ nhất, để ra được văn bản chỉ đạo của Đảng đối với cơ quan tư

Trung ương về lĩnh vực cải cách tư pháp như Nghị quyết 49-NQ/TW, Kết luận của Bộ Chính trị, văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan tư pháp tỉnh, các huyện, thành, thị uỷ, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Tỉnh uỷ ra văn bản đảm bảo được thực hiện trên thực tế, phát huy hiệu quả.

Thứ hai, phải xác định rõ tính chất, yêu cầu, định hướng của văn bản

chuẩn bị ban hành, thuộc loại hình thức văn bản nào cho phù hợp với nội dung, yêu cầu cần phải lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với các cơ quan tư pháp, nội dung lãnh đạo cải cách tư pháp trong những giai đoạn.

Thứ ba, nội dung văn bản chỉ đạo của Tỉnh uỷ địi hỏi phải trí tuệ,

khoa học, đáp ứng được yêu cầu hoạt động của các cơ quan tư pháp ở địa phương, nội dung văn bản đảm bảo đúng chức năng lãnh đạo của đảng. Mục tiêu các văn bản của Tỉnh uỷ hướng tới việc lãnh đạo các tổ chức đảng, đảng viên trong các cơ quan tư pháp nhằm đảm bảo việc bắt, giữ, điều tra, truy tố, xét xử, các hoạt động bổ trợ tư pháp được tiến hành đúng pháp luật.

Thứ tư, đổi mới, nâng cao chất lượng cơ quan tham mưu cho Tỉnh

uỷ trong lĩnh vực cải cách tư pháp. Cơ quan tham mưu cho Tỉnh uỷ trong thực hiện cải cách tư pháp là Văn phòng Tỉnh uỷ, các văn bản chỉ đạo của Tỉnh uỷ trong lĩnh vực cải cách tư pháp được đảng uỷ, ban cán sự đảng các cơ quan tư pháp soạn thảo sau đó Văn phịng Tỉnh uỷ thẩm định hoặc do Văn phòng Tỉnh uỷ trực tiếp soạn thảo (cán bộ phịng Nội chính soạn thảo và thẩm định của lãnh đạo Văn phịng) trước khi trình Thường trực Tỉnh uỷ ký, cụ thể hơn đó là phịng Nội chính Văn phịng Tỉnh ủy. Việc lựa chọn, bố trí cán bộ tham mưu của Văn phịng Tỉnh uỷ phải bố trí cán bộ có phẩm chất tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức pháp luật trong lĩnh vực tư pháp, có trình độ tổng kết thực tiễn, năng lực tham mưu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh ủy trong thực hiện cải cách tư pháp ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 90 - 92)