Các cơ quan tham mưu cho Tỉnh uỷ trong lãnh đạo cải cách tư pháp công tác tham mưu còn hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh ủy trong thực hiện cải cách tư pháp ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 74 - 76)

cách tư pháp cơng tác tham mưu cịn hạn chế

Để lãnh đạo cải cách tư pháp ở địa phương, Tỉnh ủy cần có sự tham mưu cho Tỉnh ủy trong lĩnh vực này. Hiện tại, các cơ quan tham mưu cho Tỉnh ủy trong lĩnh vực này gồm nhiều cơ quan như Đảng ủy, Ban cán sự đảng các cơ quan tư pháp nhưng quan trọng và trực tiếp là: Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh. Ban chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh được thành lập theo sự chỉ đạo của Trung ương từ năm 2006 với thành phần gồm đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm Trưởng ban, một đồng chí Phó Chủ tịch

UBND tỉnh làm Phó trưởng ban, thành viên bồm Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh, Sở Tư pháp và Văn phịng Tỉnh ủy, trong đó lãnh đạo Văn phịng Tỉnh ủy là thành viên Thường trực Ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh giúp Tỉnh ủy xây dựng thống nhất chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp, có nhiệm vụ chỉ đạo các huyện, thành, thị ủy, các cơ quan tư pháp tỉnh tổ chức triển khai quán triệt, thực hiện chiến lược cải cách tư pháp.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Ban chỉ đạo cho thấy các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo đều làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo là Văn phòng Tỉnh ủy mà tham mưu trực tiếp là phịng Nội chính số lượng cán bộ ít, còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng, nhiệm vụ của phịng do đó cơng tác tham mưu cho Ban Chỉ đạo chưa được nhiều, chất lượng chưa cao làm cho hoạt động Ban chỉ đạo chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Các thành viên Ban chỉ đạo là lãnh đạo các cơ quan tư pháp tỉnh chưa thực sự chủ động tham mưu giúp Ban chỉ dạo lãnh đạo chỉ đạo các lĩnh vực cải cách tư pháp phát sinh trong ngành của mình, một số vấn đề khó khăn, vướng mắc của ngành trong quá trình thực hiện cải cách tư pháp chưa đươc tham mưu kịp thời để bàn cách giải quyết, chỉ khi sơ kết, tổng kết mới có kiến nghị, đề nghị đã làm cho chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp còn mọt số hạn chế như đã đánh giá.

Các huyện, thành, thị ủy đều thành lập Ban chỉ đạo cải cách tư pháp ở cấp mình với các thành phần tương tự như ở cấp tỉnh nhưng hoạt động của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp các huyện, thành thị chưa được thường xuyên, chưa bố trí cán bộ tổng hợp phụ trách nội chính ở các văn phòng huyện, thành, thị như yêu cầu của tỉnh đã làm hạn chế việc lãnh đạo cải cách tư pháp của các huyện, thành, thị ủy.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh ủy trong thực hiện cải cách tư pháp ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 74 - 76)