Quan điểm đổi mới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc trong lãnh đạo thực hiện cải cách tư pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh ủy trong thực hiện cải cách tư pháp ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 87 - 90)

trong lãnh đạo thực hiện cải cách tư pháp

Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ chính trị xác định: “ Đảng lãnh đạo các cơ quan tư pháp chặt chẽ về chính trị, tổ chức và cán bộ, bảo đảm cho hoạt động tư pháp thực hiện đúng quan điểm của đảng, pháp luật của Nhà nước. Tiếp tục hoàn thiện nội dung, phương thức lãnh đạo của đảng đối với cơng tác tư pháp, khắc phục tình trạng cấp uỷ bng lỏng lãnh đạo hoặc cấp uỷ can thiệp không đúng vào hoạt động tư pháp”. Nghị quyết số 49-NQ/TW tiếp tục xác định “Đảng lãnh đạo chặt chẽ hoạt động tư pháp và các cơ quan tư pháp về chính trị, tổ chức và cán bộ; khắc phục tình trạng cấp uỷ đảng bng lỏng lãnh đạo hoặc can thiệp không đúng vào hoạt động của các cơ quan tư pháp”.

Tại Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá X đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 30/7/2007 về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng đối với hoạt động cuả hệ thống chính trị, xác định mục tiêu:

Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị nhằm giữ vững và tăng cường vai trị lãnh đạo, nâng cao tính khoa học, năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và tồn xã hội, sự gắn bó mật thiết của Đảng với nhân dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước [19, tr.113].

Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của đảng về cải cách tư pháp, quan điểm của Đảng về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, căn cứ vào tình hình thực tiễn địa phương và chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền của các cơ quan tư pháp tỉnh, công tác cải cách tư pháp là một bộ phận trong hoạt động của hệ thống chính trị, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đề ra các quan điểm chỉ đạo đổi mới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ trong lãnh đạo thực hiện cải cách tư pháp với các quan điểm sau:

Một là, đổi mới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ trong thực hiện cải cách tư

pháp phải đặt trong tổng thể nhiệm vụ đổi mới chỉnh đốn đảng, phải được tiến hành một cách đồng bộ với các mặt công tác xây dựng Đảng, với đổi mới tổ chức và hoạt động của cả hệ thống chính trị tỉnh, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp, đồng bộ với đổi mới kinh tế, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng địi hỏi q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố, hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh.

Hai là, đổi mới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ trong thực hiện cải cách tư

pháp phải trên cơ sở kiên định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá

nhân phụ trách, tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng; thực hành dân chủ rộng rãi trong đảng, trong xã hội, đẩy mạnh phân cấp, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu trong các cơ quan tư pháp.

Ba là, đổi mới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ trong thực hiện cải cách tư

pháp là cơng việc địi hỏi tính chủ động, tích cực của các cơ quan tham mưu cho Tỉnh uỷ trong thực hiện cải cách tư pháp, có quyết tâm chính trị cao, đồng thời phải hết sức thận trọng, có bước đi vững chắc, vừa làm, vừa sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm.

Bốn là, đổi mới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ trong thực hiện cải cách tư

pháp ở các cấp uỷ các huyện, thành, thị, mỗi ngành tư pháp vừa phải quán triệt nguyên tắc chung, vừa phải phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo của từng địa phương, từng cơ quan tư pháp.

Năm là, đổi mới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ trong thực hiện cải cách tư

pháp hướng tới mục tiêu: Thứ nhất, cải cách tư pháp phải thực hiện đúng đường lối, chủ trương của đảng, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị địa phương đảm bảo ổn định an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, tạo thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội. Thứ hai, cải cách tư pháp phải ngăn ngừa có hiệu quả, xử lý nghiêm minh, kịp thời các loại tội phạm, bảo vệ trật tự, kỷ cương, đảm bảo và tôn trọng quyền dân chủ, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cơng dân. Thứ ba, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị tham gia cơng tác cải cách tư pháp, các cơ quan tư pháp đặt dưới sự giám sát của Hội đồng nhân dân và nhân dân. Thứ tư, cải cách tư pháp được tiến hành đồng bộ với cải cách hành chính trong hoạt động của các cơ quan tư pháp. Thứ năm, xây dựng các cơ quan tư pháp tỉnh trong sạch, vững mạnh và từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh ủy trong thực hiện cải cách tư pháp ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 87 - 90)