Kết quả thực hiện cải cách tư pháp dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh ủy trong thực hiện cải cách tư pháp ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 69 - 73)

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Qua 5 năm triển khai thực hiện nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, công tác cải cách tư pháp của tỉnh đã thu được những thành tựu cơ bản sau:

Thứ nhất, tổ chức và hoạt động các cơ quan tư pháp có những chuyển

biến tích cực, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong các cơ quan tư pháp được kiện tồn, đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong các cấp ủy đảng, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh và nhân dân về vai trị, tầm quan trọng của cơng tác cải cách tư pháp, các cơ quan tư pháp trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập quốc tế hiện nay của đất nước nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng

Thực hiện chiến lược cải cách tư pháp của Đảng, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, hệ thống tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp được kiện tồn theo đúng lộ trình và sự chỉ đạo của các cơ quan tư pháp Trung ương. Trong việc tổ chức phiên toà xét xử, đã xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính cơng khai, dân chủ, nghiêm minh; từng bước nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà, Toà án nhân dân tỉnh đã triển khai xây dựng đề án thành lập Toà án nhân dân sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện. Viện kiểm sát nhân dân giữ nguyên chức năng là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp

đã kiện tồn tổ chức gồm 9 phịng. Cơ quan cơng an tỉnh đã tổ chức lại các cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối, kết hợp chặt chẽ giữa công tác trinh sát và hoạt động điều tra tố tụng hình sự. Đã thành lập Cục Thi hành án dân sự tỉnh và Chi cục thi hành án dân sự ở 9 huyện, thành, thị. Sở Tư pháp đã xắp xếp lại chức năng, nhiệm vụ và kiện toàn lại các phịng chun mơn, thành lập mới phịng Bổ trợ tư pháp. Kiện tồn lại các tổ chức giám định pháp y, thành lập Trung tâm giám định pháp y và Trung tâm giám định pháp y tâm thần, bổ nhiệm các giám định viên tư pháp trong các lĩnh vực.

Thứ hai, chất lượng các công tác điều tra, truy tố, xét xử, bắt, giam

giữ, thi hành án và các hoạt động bổ trợ tư pháp được nâng lên. Công tác thi hành án hình sự được các cơ quan tư pháp coi trọng chỉ đạo thực hiện, đã tiến hành rà soát số bị án chưa thi hành, bị án bị phạt tù cịn tại ngoại để có biện pháp bắt, dẫn giải, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Đối với người bị phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ ở cấp xã đã được chấn chỉnh một bước. Hiện nay, công tác quản lý giám sát người bị án treo, cải tạo khơng giam giữ đã có những chuyển biến tích cực. Cơng tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về tư pháp được các ngành tư pháp quan tâm và có sự chỉ đạo tập trung thống nhất. Trong 5 năm, các cơ quan tư pháp đã tiếp nhận 265 đơn, giải quyết 263 đơn, đạt 99,2%, (trong đó: Cơng an tỉnh thụ lý 93 đơn, giải quyết 92 đơn, đạt 98,9%; Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh: thụ lý 132, giải quyết 131đơn, đạt 99,2%; Toà án tỉnh: thụ lý 40, giải quyết 40, đạt 100%). Công tác phối hợp giữa các cơ quan tư pháp trong việc giải quyết các vụ án trọng điểm, vụ án nghiêm trọng đã thực hiện tốt nhằm bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn, phục vụ thiết thực nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Thứ ba, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của các cơ quan tư pháp

được quan tâm. Trong 5 năm, các cơ quan tư pháp tỉnh đã được Trung ương, tỉnh quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc. Đến nay, hầu hết

các cơ quan tư pháp tỉnh, các huyện, thành, thị đã xây dựng trụ sở mới, mua sắm các thiết bị phục vụ công tác, cơ bản đảm bảo được điều kiện làm việc. Ngoài ngân sách của ngành dọc cấp trên cấp, Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã quan tâm, hỗ trợ cho các cơ quan tư pháp của tỉnh. Trong 5 năm, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã đầu tư, hỗ trợ hàng chục tỷ đồng cho các ngành tư pháp, trong đó tập trung chủ yếu vào việc đầu tư xây dựng 02 Trung tâm giám định pháp y và Trung tâm giám định pháp y tâm thần, xây dựng các nhà tạm giữ hành chính cơng an cấp huyện, hỗ trợ các cơ quan tư pháp sửa chữa nâng cấp, xây dựng trụ sở làm việc; hỗ trợ kinh phí mua xe 16 chỗ ngồi phục vụ các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xét xử lưu động các án điểm, công tác tập huấn và tuyên truyền giáo dục pháp luật...

Ngành kiểm sát đã xây dựng, bàn giao đưa vào sử dụng trụ sở Viện kiểm sát nhân dân các huyện, thành, thị: Vĩnh Yên, Phúc Yên, Tam Đảo, Yên Lạc; nâng cấp, sửa chữa Viện Kiểm sát tỉnh, Viện kiểm sát huyện Tam Dương, Lập Thạch; đang triển khai xây dựng trụ sở Viện kiểm sát huyện Vĩnh Tường, Bình Xun; hiện nay cịn trụ sở Viện Kiểm sát nhân dân huyện Sơng Lơ chưa có trụ sở vì mới được thành lập từ năm 2009. Đã trang bị tương đối đầy đủ máy vi tính cho kiểm sát viên 2 cấp, bước đầu áp dụng công nghệ thông tin vào công tác. Đến nay có 9/9 huyện, thành, thị đã có mạng LAN và kết nối INTERNET thực hiện việc truyền, nhận dữ liệu qua mạng.

Ngành Toà án đã xây dựng bàn giao đưa vào sử dụng Toà án nhân dân thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, huyện Tam Đảo, Bình Xuyên, đang đầu tư cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc Toà án tỉnh, hội trường lớn xét xử của Toà án tỉnh, Toà án huyện Vĩnh Tường, Lập Thạch. Đặc biệt năm 2010, tỉnh đã hỗ trợ ngành tòa án mua 10 xe ô tô 16 chỗ ngồi phục vụ công tác xét xử lưu động.

Ngành Tư pháp: Nâng cấp sửa chữa trụ sở làm việc của Sở Tư pháp, trụ sở các cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện và các đơn vị trực thuộc sở, đáp ứng được nhu cầu, nhiệm vụ hiện nay. Việc xây dựng kho tang vật chờ thi hành án cấp huyện đã được Uỷ ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.

Ngành Công an: Đã xây dựng trụ sở làm việc cho công an cấp huyện, các trại tạm giam, nhà tạm giữ đảm bảo tiêu chuẩn quy định và nhà tạm giữ hành chính để phục vụ cho cơng tác giữ gìn an ninh trật tự; tỉnh đã có chủ trương hỗ trợ kinh phí thành lập Phịng cảnh sát truy nã tội phạm và phòng cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp.

Ngành Thi hành án: Đến nay, 9/10 cơ quan thi hành án dân sự trong tỉnh đã được đầu tư xây dựng trụ sở làm việc (hiện chỉ có chi cục thi hành án huyện Sơng Lơ vừa mới được thành lập chưa có trụ sở). Hầu hết trụ sở làm việc của Cục thi hành án tỉnh, Chi cục thi hành án dân sự các huyện, thành, thị được xây dựng khang trang, trang thiết bị được cấp tương đối đầy đủ, đáp ứng nhu cầu công việc được giao.

Thứ tư, đội ngũ cán bộ tư pháp nhất là cán bộ có chức danh tư pháp

được bổ sung, kiện toàn, Tỉnh uỷ đã lãnh đạo Đảng uỷ, Ban cán sự đảng các cơ quan tư pháp làm tốt công tác đào tạo bồi dưỡng, sắp xếp cán bộ, nhất là đối với cán bộ có chức danh tư pháp, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp có bản lĩnh chính trị, tinh thơng nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp. Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp trong sạch, vững mạnh. Tập trung củng cố, kiện tồn có hiệu quả bộ máy và đội ngũ cán bộ, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, chấp hành viên, nhất là ở cấp huyện, đặc biệt lực lượng tư pháp cấp xã. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ năng lực chun mơn, bản lĩnh chính trị, kiến thức pháp luật và ngoại ngữ, để đáp ứng nhiệm vụ của một địa phương có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chủ động tạo nguồn để bổ nhiệm lãnh đạo mỗi ngành, làm tốt công tác luân chuyển cán bộ. Các cơ quan tư pháp tỉnh đẩy mạnh cơng tác tun truyền, giáo dục về phịng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí gắn với cuộc vận động “học

tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, trong đó tập trung cải

Thứ năm, thơng qua việc thực hiện cải cách tư pháp, các cơ quan tư

pháp tỉnh đã góp phần quan trọng và việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, tạo mơi trường ổn định, an tồn thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Trong những năm qua, Vĩnh Phúc đẩy mạnh quá trình thực hiện cơng nghiệp hóa, đơ thị hố, rất nhiều vấn đề mới đặt ra địi hỏi tỉnh phải giải quyết như: Giải phóng mặt bằng, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chăm lo đời sống cho nhân dân, nhất là ở các địa phương phải chuyển đổi đất sang làm cơng nghiệp, dịch vụ, đơ thị. Tình hình an ninh xã hội, an ninh trong tơn giáo, dân tộc, nơng thơn, đơ thị sẽ có những diễn biến phức tạp mới. Hoạt động của các loại tội phạm, nhất là tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có tổ chức, tội phạm cơng nghệ cao, tội phạm về môi trường sẽ gia tăng; việc mở rộng hợp tác quốc tế nảy sinh những phức tạp mới về an ninh kinh tế, an ninh văn hoá, an ninh thơng tin, phịng, chống gián điệp, phản động…điều đó nói lên tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội, các tranh chấp trong nhân dân, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp. Được sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh uỷ, các cơ quan tư pháp thực sự là lực lượng nịng cốt trong việc giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an tồn xã hội, kiềm chế sự gia tăng của tội phạm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh ủy trong thực hiện cải cách tư pháp ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 69 - 73)