Khi Nhà nước ra đời, để thực hiện các chức năng của nhà nước, nhà nước sử dụng nhiều phương pháp, hình thức hoạt động khác nhau trong đó có ba hình thức hoạt động chính là: xây dựng pháp luật (quyền lập pháp), tổ chức thực hiện pháp luật (quyền hành pháp) và bảo vệ pháp luật (quyền tư pháp). Đây là các hoạt động cơ bản để thực hiện quyền lực nhà nước. Các cơ quan thực hiện quyền tư pháp là các cơ quan bảo vệ pháp luật và giữ gìn pháp luật bằng cách áp dụng các biện pháp cần thiết do pháp luật quy định,
nhằm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh kịp thời mọi hành vi phạm tội, đấu tranh và phòng, chống tội phạm, giải quyết các tranh chấp trong đời sống xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân. Nếu quyền lực nhà nước được thể hiện đầy đủ và đúng đắn qua hoạt động lập pháp và hành pháp, nhưng hoạt động tư pháp khơng tốt thì quyền lực nhà nước sẽ khơng được phát huy hiệu lực và hiệu quả, thậm trí bị suy giảm. Ngược lại, nếu quyền tư pháp được thực hiện đúng thì sẽ có tác dụng tích cực đối với quyền lập pháp và quyền hành pháp, đóng góp vai trị quyết định trong việc củng cố, tăng cường quyền lực nhà nước trong đời sống xã hội. Có thể nói, trong quyền lực nhà nước, quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp có mối quan hệ biện chứng khơng thể tác dời trong bất cứ một loại nhà nước nào trong lịch sử.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “tư pháp”, “cơ quan tư pháp”, “cải cách tư pháp” được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau tùy theo góc độ, phạm vi và cách tiếp cận nghiên cứu. Trong phạm vi nghiên cứu của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện trên các văn bản của Đảng, pháp luật của Nhà nước chúng ta thống nhất: Tư pháp là khái niệm dùng để chỉ các cơ quan toà án, việc xét xử các hành vi vi phạm pháp luật và các vụ kiện tụng trong nhân dân, hoạt động của các cơ quan điều tra, kiểm sát, truy tố, xét xử và thi hành án. Cơ quan tư pháp bao gồm Toà án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra và Cơ quan thi hành án và các cơ quan bổ trợ tư pháp.
Đối tượng của cải cách tư pháp theo nghĩa hẹp, là toàn bộ hệ thống và hoạt động thực tiễn của đội ngũ tòa án, đội ngũ thẩm phán và các quy định pháp luật có liên quan; theo nghĩa rộng, là tồn bộ hệ thống tòa án, các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan bổ trợ tư pháp cũng như các quy định pháp luật có liên quan.
Về mục tiêu của cải cách tư pháp, tức là kết quả cuối cùng mà chúng ta hướng tới trong cải cách tư pháp là: Xây dựng nền tư pháp trong sạch,
vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao.
Phương hướng cải cách tư pháp là: tiến hành cải cách tư pháp khẩn trương, đồng bộ; hồn thiện chính sách, pháp luật hình sự và dân sự phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; hồn thiện các thủ tục tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người; tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc; trong đó, xác định tồ án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm; xã hội hoá mạnh mẽ hoạt động bổ trợ tư pháp; xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp, nhất là cán bộ nâng cao và cụ thể hố tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán bộ; tiến tới thực hiện chế độ thi tuyển đối với một số chức danh; đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.
Đây là những cơ sở lý luận quan trọng làm tiêu chí nhận thức, đánh giá thực trạng kết quả thực hiện chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay cũng như tại các địa phương.
Chương 2