Vai trò của Tỉnh uỷ trong việc cụ thể hoá chiến lược cải cách tư pháp của Đảng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh ủy trong thực hiện cải cách tư pháp ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 40 - 42)

cách tư pháp của Đảng

Trong những năm qua, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, đường lối nhằm tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác tư pháp và cải cách

tư pháp. Năm 1985, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 57-CT/TW, ngày 30/01/1985 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với các ngành kiểm sát, toà án, tư pháp. Năm 1993, Ban Bí thư có Chỉ thị số 29-CT/TW, ngày về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật,. Năm 2000, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 53-CT/TW về một số công việc cấp bách của các cơ quan tư pháp cần thực hiện trong năm 2000. Năm 2002, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới. Năm 2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Qua việc tổng hợp, thống kê các văn bản lãnh đạo của đảng đối với công tác tư pháp cũng như tên gọi các văn bản cho chúng ta thất sự quan tâm lãnh đạo của Đảng đến công tác tư pháp cũng như sự chuyển biến về mặt nhận thức của Đảng đối với công tác tư pháp và cải cách tư pháp. Đặc biệt tại Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xây dựng được các quan điểm, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ để thực hiện chiến lược cải cách tư pháp trong khoảng thời gian là đến năm 2020.

Tổ chức thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, Bộ Chính trị đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương với nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch để cụ thể hố các nhiệm vụ cải cách tư pháp. Tại Kế hoạch số 05-KH/CCTP, ngày 22/02/2006 của Ban Chỉ đạo CCTP Trung ương về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 20209 (giai đoạn 2006-2010) đã yêu cầu các tỉnh, thành uỷ trực thuộc Trung ương trên cơ sở kế hoạch thực hiện Nghị quyết 49 giai đoạn 2006-2010 và chương trình trọng tâm cơng tác hàng năm của các ngành tư pháp trung ương, các địa phương xây dựng kế hoạch của địa phương mình để thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW.

Với vai trò là cơ quan lãnh đạo các cơ quan tư pháp tỉnh tổ chức thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, căn cứ vảo Nghị quyết, Kế hoạch của

Trung ương, Tỉnh uỷ xây dựng Kế hoạch, chương trình để triển khai quán triệt, tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương. Trong việc cụ thể hoá chiến lược cải cách tư pháp, Tỉnh uỷ không thể sử dụng nguyên các nội dung chỉ đạo của Trung ương vì văn bản của Trung ương chỉ đạo ở tầm vĩ mô, thuộc thẩm quyền của các cơ quan trung ương như vấn đề hồn thiện chính sách, chính sách pháp luật hình sự, pháp luật dân sự và thủ tục tố tụng tư pháp thuộc thẩm quyền của Quốc hội, hợp tác quốc tế, tăng thẩm quyền xét xử, mở rộng thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính thuộc thẩm quyền các cơ quan tư pháp Trung ương...Do vậy, phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan cấp tỉnh, Tỉnh uỷ cụ thể hoá các nội dung trong chiến lược cải cách tư pháp cho phù hợp với cơ quan tư pháp cấp tỉnh, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương để cụ thể hoá đảm bảo việc lãnh đạo của Tỉnh uỷ đúng trọng tâm, trọng điểm và được đảm bảo thực hiện trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh ủy trong thực hiện cải cách tư pháp ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 40 - 42)