Công tác lãnh đạo triển khai thực hiện cải cách tư pháp ở tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh ủy trong thực hiện cải cách tư pháp ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 63 - 69)

tỉnh Vĩnh Phúc

Lãnh đạo triển khai chiến lược cải cách tư pháp

Với nhận thức sâu sắc, đúng đắn về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của Nghị quyết 49-NQ/TW, ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, các cấp uỷ Đảng đã ban hành nhiều văn bản quan trọng để lãnh đạo, chỉ đạo công tác cải cách tư pháp theo tinh thần nội dung Nghị quyết 49-NQ/TW phù hợp với đặc điểm tình hình của tỉnh. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Thông tri số 06-TT/TU, ngày 09/5/2006 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về chiến lược cải cách tư pháp đến năm

2020 (giai đoạn 2006-2010); Kế hoạch số 06-KH/TU, ngày 28/6/2006 về việc thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW (giai đoạn 2006-2010).

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ có Quyết định số 131-QĐ/TU, ngày 05/6/2006 thành lập Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh, do đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ làm Trưởng ban, đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh làm Phó Trưởng ban, thành phần gồm các đồng chí Thường trực Hội đồng nhân dân, lãnh đạo các cơ quan tư pháp tỉnh, lãnh đạo Văn phòng Tỉnh uỷ. Các cơ quan tư pháp tỉnh, các huyện, thành, thị uỷ đều thành lập Ban Chỉ đạo để chỉ đạo việc thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW tại các ngành, địa phương.

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã mở hội nghị tổng kết Nghị quyết 08 – NQ/TW và triển khai thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW vào tháng 7 năm 2006, thành phần là các đồng chí Tỉnh uỷ viên, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, Chủ tịch Hội Luật gia, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư, Chánh Văn phòng các cơ quan tư pháp tỉnh; các đồng chí Phó Bí thư thường trực, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, lãnh đạo các cơ quan tư pháp, Chánh Văn phòng các huyện, thành, thị uỷ trong tỉnh. Đảng uỷ, Ban Cán sự Đảng các cơ quan tư pháp tỉnh tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt Nghị quyết 49-NQ/TW đến toàn thể cán bộ, đảng viên trong toàn ngành.

Thường trực Tỉnh uỷ duy trì thường xun Hội nghị giao ban cơng tác nội chính mỗi quý với các cơ quan nội chính tỉnh, thường trực các huyện, thành, thị uỷ và các ban đảng của Tỉnh ủy để nghe kết quả công tác quý trước và định hướng công tác quý sau. Các huyện, thành, thị uỷ đã phân cơng đồng chí Phó Bí thư Thường trực trực tiếp phụ trách cơng tác tư pháp. Kiện toàn, tăng cường cán bộ cho Phịng Nội chính của Văn phịng Tỉnh uỷ đủ về cán bộ, đảm bảo chất lượng, tham mưu cho Tỉnh uỷ trong lĩnh vực tư pháp do một đồng chí Lãnh đạo Văn phịng trực tiếp phụ trách.

Các huyện, thành, thị uỷ đã ban hành văn bản để lãnh đạo, thành lập Ban Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt

Nghị quyết 49-NQ/TW đến các đồng chí cấp uỷ viên, trưởng các phòng, ban, lãnh đạo, cán bộ các cơ quan tư pháp huyện, Bí thư, Chủ tịch, trưởng cơng an, cán bộ tư pháp cơ sở.

Kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết công tác cải cách tư pháp

Công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy đảng đối với công tác cải cách tư pháp là nội dung quan trọng và cần thiết đảm bảo vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, thông qua hoạt động kiểm tra nhằm đảm bảo cho công tác cải cách tư pháp đúng định hướng, lộ trình cải cách tư pháp, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện, đồng thời uốn nắn, nhắc nhở kịp thời những tồn tại hạn chế nhằm mục đích thực hiện tốt các nội dung cải cách tư pháp. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, công tác kiểm tra, đôn đốc việc triển triển khai thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW được coi trọng. Hàng năm, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh đã thành lập các Đoàn kiểm tra việc triển khai, thực hiện đến các huyện, thành, thị ủy, các cơ quan tư pháp tỉnh. Công tác kiểm tra của các cấp ủy đảng đã có tác dụng tốt, góp phần tích cực vào cơng tác xây dưng Đảng và việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cơ quan tư pháp. Nhờ làm tốt công tác kiểm tra, giám sát các cấp ủy, những hiện tượng tiêu cực trong ngành tư pháp đã được hạn chế, tình trạng oan sai trong tố tụng hình sự cơ bản được khắc phục. Qua cơng tác kiểm tra đã kịp thời phát hiện các điển hình tốt, phát hiện các sai sót để rút kinh nghiệm, qua đó vai trò lãnh đạo của Đảng ngày được nâng lên.

Trong quá trình lãnh đạo cơng tác cải cách tư pháp, Tỉnh ủy quan tâm đến công tác sơ kết, tổng kết, Tỉnh ủy đã tiến hành tổng kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 49 vào năm 2008, tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 49 vào năm 2010. Trong sơ kết, tổng kết, Tỉnh ủy đã bám sát vào sự chỉ đạo của Trung ương, kịp thời ban hành văn bản lãnh đạo các huyện, thành, thị ủy, các cơ quan tư pháp tỉnh tổ chức việc tổng kết, hoàn thiện báo cáo về Tỉnh

ủy để tổng hợp xây dựng báo cáo tổng kết của Tỉnh ủy. Thông qua việc sơ kết, tổng kết đã đánh giá những kết quả đạt được trong hoạt động của các cơ quan tư pháp, các nội dung triển khai đã hồn thành, việc cịn tiếp tục theo lộ trình cải cách tư pháp, đánh giá những mặt đạt được, những hạn chế, khuyết điểm, chỉ ra nguyên nhân chủ quan, khách quan, rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng tiếp tục thực hiện cải cách tư pháp trong thời gian tiếp theo với mục đích hồn thành tốt cơng tác cải cách tư pháp ở địa phương.

Lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp

Công tác tổ chức – cán bộ giữ một vị trí hết sức quan trọng trong xây dựng bộ máy nhà nước nói chung và cải cách tư pháp nói riêng. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, có năng lực chun mơn nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ chun mơn, vững mạnh về tư tưởng, chính trị có ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức chính trị, thái độ phục vụ nhân dân luôn là mục tiêu hàng đầu trong công tác cải cách tư pháp. Xác định được ý nghĩa, tầm quan trọng công tác cán bộ, Tỉnh uỷ đã phối hợp với Đảng uỷ, Ban cán sự đảng các cơ quan tư pháp Trung ương để lãnh đạo đảng uỷ, ban cán sự đảng các cơ quan tư pháp tỉnh chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, thực hiện tốt việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Tỉnh uỷ đã lãnh đạo xắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy theo tinh thần cải cách tư pháp. Trong 5 năm 2005-2010, các cơ quan tư pháp đã cử nhiều cán bộ đi học nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, cử cán bộ trong quy hoach đi đào tạo trình độ lý luận chính trị. Cụ thể:

Cơng an tỉnh: Bổ nhiệm mới 1 đồng chí Thủ trưởng cơ quan an ninh

điều tra, 4 đồng chí Phó thủ Trưởng cơ quan an ninh điều tra, 1 đồng chí thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra cấp tỉnh, 8 đồng chí phó thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra cấp tỉnh; bổ nhiệm 9 đồng chí thủ trưởng và 10 đồng chí Phó thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra cấp huyện. Chọn cử các đồng chí

có phẩm chất, năng lực, đạo đức đi đào tạo, liên kết với Học viện Cảnh sát nhân dân mở một lớp đào tạo đại học với 112 học viên, công an tỉnh mở 4 lớp tập huấn nhiệp vụ cho 246 lượt điều tra viên.

Viện Kiểm sát tỉnh: Hiện tại, trình độ chun mơn nghiệp vụ của kiểm

sát viên, cán bộ Viện kiểm sát 2 cấp: Trên đại học 7 đồng chí, đại học 87 đồng chí; cao đẳng 10 đồng chí, trung cấp 9 đồng chí. Trình độ lý luận cử nhân, cao cấp lý luận: 21 đồng chí; trung cấp lý luận chính trị 78 đồng chí. Trong 5 năm, thực hiện yêu cầu cải cách tư pháp, đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên luôn được bổ sung về số lượng, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Tồ án tỉnh: Trình độ chun mơn: Thạc sỹ 1, cử nhân luật 128, trung

cấp 6, sơ cấp; trình độ lý luận: cử nhân, cao cấp lý luận 13 đồng chí. Trong 5 năm, ngành Tồ án đã cử 29 đồng chí đi học đào tạo nghiệp vụ xét xử, 13 đồng chí đi học lý luận chính trị, 14 đồng chí đi học thạc sỹ luật; mở lớp tin học bồi dưỡng cho 73 cán bộ cơng chức và cử 4 đồng chí đi học ngoại ngữ, trong đó có 2 đồng chí đi học ngoại ngữ tại Philippin.

Sở Tư pháp: Đội ngũ cán bộ Văn phòng Sở và các đơn vị trực thuộc

có 05 đồng chí thạc sỹ, 01 đồng chí đang nghiên cứu sinh; 06 đồng chí đang học thạc sỹ, 55 đồng chí có trình độ đại học (nhiều đồng chí có 2 bằng đại học), 5 đồng chí có trình độ cao đẳng và 2 đồng chí có tình độ trung cấp. Trình độ lí luận chính trị: 03 đồng chí có trình độ Cử nhân chính trị, 05 đồng chí có trình độ Cao cấp lí luận chính trị, 36 đồng chí có trình độ trung cấp và 02 đồng chí đang theo học Cao cấp lí luận chính trị. Trình độ tin học: 100% cán bộ, cơng chức, viên chức đều có chứng chỉ và trình độ tin học Văn phịng trình độ B trở lên. Trình độ ngoại ngữ: 2 đồng chí có trình độ đại học ngoại ngữ chun ngành tiếng Anh và tiếng Pháp, 68 đồng chí có chứng chỉ tiếng Anh.

Cục Thi hành án dân sự tỉnh: Trình độ chun mơn, nghiệp vụ: 1 thạc

trung cấp. Trình độ lý luận chính trị: Cử nhân chính trị 1 đồng chí; Cao cấp lý luận chính trị 5 đồng chí; 65 đồng chí có trình độ trung cấp lý luận. Trình độ ngoại ngữ 1 đồng chí trình độ đại học, cịn lại có chứng chỉ ngoại ngữ.

Các cơ quan bổ trợ tư pháp: Các giám định viên đa số có trình độ trên

đại học. Các luật sư đều có trình độ cử nhân luật, có 14 luật sư chính thức được đào tạo qua lớp luật sư tại Học viện Tư pháp, có 07 luật sư là đảng viên.

Lãnh đạo việc giải quyết các vụ án nghiêm trọng, phức tạp.

Đối với các vụ án liên quan đến cán bộ, đảng viên, các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, các vụ án liên quan đến người có ảnh hưởng lớn trong địa phương, các vụ án nghiêm trọng mà dư luận xã hội quan tâm, Tỉnh ủy có trách nhiệm lãnh đạo tập trung thống nhất, chặt chẽ, toàn diện theo đúng các quy định của pháp luật và quy định của Đảng, tạo điều kiện cho các cơ quan tư pháp tiến hành việc điều tra, xử lý tội phạm, đảm bảo nguyên tắc mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật, mọi hành vi vi phạm pháp luật phải được thể hiện, xử lý kịp thời, chính xác, nghiêm minh thep đúng quy định của pháp luật, không để lọt tội phạm, không để oan sai.

Đối với trường hợp cán bộ, đảng viên thuộc diện quản lý của Tỉnh uỷ, Tỉnh uỷ cho chủ trương chung, không chỉ đạo về tội danh, mức án. Đối với các vụ án nghiêm trọng, phức tạp ảnh hưởng đến chính trị, kinh tế, xã hội ở tỉnh, Tỉnh ủy đã chủ động nghe quá trình giải quyết những vụ án để thống nhất chủ trương, đường lối xử lý đảm bảo đúng tinh thần Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 07/7/2007 của Bộ Chính trị. Trong 5 năm, được sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, các cơ quan Cơng an, Viện kiểm sát, Tồ án nhân dân đã phối hợp chặt chẽ tập trung giải quyết một số vụ án tham nhũng: Vụ án Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại xã Hợp Châu, (huyện Tam Đảo), vụ án Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản tại Ban Thi đua Khen thưởng tỉnh; vụ án Tham ô tài sản tại Liên đoàn lao động tỉnh...

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, đối với các vụ án nghiêm trọng, phức tạp, các cơ quan tư pháp tỉnh đã bám sát sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ để tập trung giải quyết, xử lý có hiệu quả, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị địa phương và được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân đảm bảo ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-đổi mới sự lãnh đạo của tỉnh ủy trong thực hiện cải cách tư pháp ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 63 - 69)