- ADPL trong thực hành QCT ở giai đoạn điều tra tội buôn lậu, vận
1.2.1. Giai đoạn thứ nhất: thụ lý hồ sơ, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ
chứng cứ
Thụ lý, nghiên cứu hồ sơ và đánh giá chứng cứ, là giai đoạn đầu nhưng có ý nghĩa rất quan trọng của hoạt động ADPL trong thực hành QCT ở giai đoạn điều tra của VKSND. Thụ lý hồ sơ là hành vi pháp lý làm phát sinh hoạt động ADPL trong thực hành QCT của VKSND. Kể từ thời điểm thụ lý hồ sơ, VKS với tư cách là chủ thể chính thức tham gia các hoạt động TTHS; mọi hoạt động thực hành QCT và kiểm sát điều tra của VKS đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật TTHS, đặc biệt là quy định về thời hạn xem xét ra văn bản APDL. VKSND các cấp phải áp dụng mọi biện pháp pháp lý theo luật định để đảm bảo thời gian nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ, ban hành văn bản ADPL trong thời hạn luật định một cách có căn cứ, đúng pháp luật. Q trình nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ cần lưu ý các vấn đề sau:
Đối với các quyết định ADPL trong việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can:
Theo quy định tại Điều 104 Bộ luật TTHS năm 2003, VKS chỉ ra quyết định khởi tố vụ án trong trường hợp VKS ra quyết định huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án của CQĐT, Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Kiểm
lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án. Để khởi tố vụ án, khởi tố bị can có căn cứ, đúng pháp luật, VKS phải tiến hành thu thập chứng cứ; xác định đối tượng thực hiện hành vi phạm tội, tuổi, năng lực TNHS của đối tượng phạm tội (trong trường hợp vụ án đã xác định được đối tượng) cũng như xác định các căn cứ khác làm cơ sở cho việc khởi tố; tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được, đối chiếu với cấu thành tội phạm cụ thể quy định trong BLHS để ra quyết định khởi tố vụ án, bị can.
Đối với quyết định khởi tố vụ án, bị can của CQĐT cũng như quyết định khởi tố vụ án của Hội đồng xét xử, ngay sau khi nhận được quyết định và các tài liệu liên quan đến việc khởi tố, VKS phải kiểm tra, nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ ban đầu để có kết luận về tính có căn cứ hay khơng có căn cứ pháp luật của các quyết định đó. Việc nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ trong những trường hợp này cũng cần phải được thực hiện như đối với các trường hợp VKS trực tiếp ra quyết định khởi tố vụ án, bị can chúng tơi đã phân tích ở phần trên. Kết quả của việc nghiên cứu, đối với các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can của CQĐT và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nếu có căn cứ thì phê chuẩn, khơng có căn cứ, trái pháp luật thì VKS huỷ các quyết định đó; đối với quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can của Hội đồng xét xử khơng có căn cứ pháp luật thì VKS kháng nghị lên Tồ án cấp trên.
Đối với hoạt động áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn:
Biện pháp ngăn chặn trong TTHS là những biện pháp cưỡng chế mang tính quyền lực nhà nước, do các cơ quan tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc đối tượng bị tình nghi thực hiện hành vi phạm tội, nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc để
đảm bảo cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Các biện pháp ngăn chặn trong TTHS được quy định tại chương VI Bộ luật TTHS năm 2003, bao gồm các biện pháp: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Đây là những biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc, tác động trực tiếp đến các quyền cơ bản của đối tượng bị áp dụng, ảnh hưởng đến đời sống, đến sinh hoạt bình thường của gia đình và thân nhân của họ. Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, VKS các cấp luôn chú trọng tới việc xem xét áp dụng các biện pháp ngăn chặn, đảm bảo tính khách quan, thận trọng trong ADPL, trong đó tính có căn cứ và đúng pháp luật được đặt lên hàng đầu, không để xảy ra các trường hợp bị bắt, tạm giữ, tạm giam trái pháp luật.
Là cơ quan thực hành QCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự, VKS thực hiện quyền độc lập quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn, đồng thời phải chịu trách nhiệm kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn của CQĐT và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Để việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn được khách quan, có căn cứ, đúng pháp luật địi hỏi VKSND các cấp (cụ thể là KSV được phân công) phải chủ động nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, từ việc xác định tính hợp pháp của các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, đến việc nghiên cứu, đánh giá chứng cứ (chú ý cả chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội), những tài liệu liên quan đến việc xác định nhân thân, độ tuổi, năng lực TNHS của đối tượng bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, tính cần thiết của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, hậu quả tội phạm gây ra... Ngoài việc áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật TTHS, cần vận dụng các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với tội phạm và tình hình chính trị địa phương nơi xảy ra tội phạm để xem xét quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn sẽ đảm bảo tính chính xác, phát huy
được vai trị và mục đích của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn.
ADPL trong việc đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ điều tra:
Trong q trình điều tra khi có các căn cứ qui định tại điều 160,164, BLTTHS CQĐT ra quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra thì vụ án được tạm dừng nhưng hoạt động thực hành QCT vẫn tiếp tục và chỉ chấm dứt trong trường hợp VKS ra văn bản chấp nhận Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra của cơ quan điều tra là có căn cứ (Huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn đối với bị can nếu có) và trả lại hồ sơ cho cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền. Tuy nhiên đối với các vụ án tạm đình chỉ VKS vẫn tiếp tục thực hiện kiểm sát, khi không cịn điều kiện tạm đình chỉ vụ án được phục hồi.
ADPL để truy tố, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án:
Sau khi kết thúc điều tra, hồ sơ vụ án được chuyển đến VKS, Kiểm sát viên cùng với Điều tra viên kiểm tra ngay hồ sơ vụ án xem hồ sơ đã đầy đủ chưa, chú ý các quy định về thủ tục tố tụng (như: trình tự sắp xếp hồ sơ, dấu bút lục, biên bản tống đạt các lệnh, quyết định khởi tố, bắt giữ, giam, các vật chứng kèm theo vụ án (nếu có)..., nếu đảm bảo thủ tục theo quy định thì lập biên bản giao nhận hồ sơ vụ án.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên phải nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ vụ án, phải báo cáo đề xuất Lãnh đạo Viện ban hành các văn bản pháp lý sau:
+ Quyết định truy tố bị can ra trước Tồ án để xét xử;
+ Đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và Điều 107 Bộ luật TTHS năm 2003 hoặc Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 Bộ luật năm 1999;
+ Tạm đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật TTHS năm 2003;
+ Trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi nghiên cứu hồ sơ phát hiện thấy còn thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà VKS khơng thể tự mình bổ sung được, khi có căn cứ để khởi tố bị can về tội phạm khác hoặc có
người đồng phạm khác.