- Thực hiện Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, cơ sở vật chất,
3.2.7. Hoàn thiện cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử và của nhân dân đối với hoạt động áp dụng pháp luật trong thực hành quyền
nhân dân đối với hoạt động áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra đối với các tội buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới của Viện kiểm sát nhân dân ở tỉnh Quảng Ninh
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chất vấn của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước là một trong những chức năng quan trọng của các cơ quan dân cử. Hoạt động giám sát được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như: thơng qua việc nghe báo cáo, thẩm tra và cho ý kiến về báo cáo công tác tại các kỳ họp Quốc hội và Hội đồng nhân dân; thông qua chất vấn và trả lời chất vấn… Trong đó, hoạt động chất vấn của các đại biểu dân cử là hình thức ln mang lại hiệu quả rất lớn, đặc biệt trong thời đại thông tin hiện nay.
Đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp và của ngành Kiểm sát cũng vậy, thông qua chất vấn và trả lời chất vấn, những hạn chế, tồn tại trong hoạt động thực hành QCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp được công khai đến các tầng lớp nhân dân. Sức ép từ phía dư luận xã hội về những sai phạm, tồn tại của hoạt động ADPL trong thực hành QCT buộc các cấp kiểm sát phải đổi mới cơ chế, chính sách và phương thức hoạt động nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác của ngành.
Trên thực tế những năm qua, hoạt động chất vấn cịn nhiều bất cập, cịn mang nặng tính hình thức, chất lượng khơng cao. Nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chất vấn nói riêng, chất lượng giám sát nói chung, trước hết phải đổi mới mạnh mẽ cơ chế và phương thức hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp theo hướng tăng cường đại biểu hoạt động chuyên trách; nâng cao chất lượng đại biểu, theo đó những đại biểu theo cơ cấu thành phần xã hội cũng phải đạt tiêu chuẩn về trình độ học vấn và trình độ chun mơn nghiệp vụ nhất định mới được ứng cử làm đại biểu dân cử.
Có cơ chế, chính sách hợp lý để phát huy vai trò giám sát của cá nhân đại biểu Hội đồng nhân dân đối với hoạt động của ngành Kiểm sát và các cơ quan tư pháp khác; cần thiết phân cơng những đại biểu có chun mơn về lĩnh vực pháp luật trực tiếp phụ trách việc giám sát hoạt động APDL của VKS và các cơ quan tư pháp. Gắn trách nhiệm của những đại biểu này với kết quả công tác của các cơ quan tư pháp theo hướng, các đại biểu được phân công giám sát cũng phải chịu một phần trách nhiệm về những sai phạm, tồn tại trong hoạt động APDL của các cơ quan tư pháp.
- Xác định rõ trách nhiệm của Viện trưởng VKSND hai cấp trong việc xử lý, thực hiện các kết luận qua giám sát, đảm bảo các nội dung đã kết luận đều được thực hiện đầy đủ, kịp thời.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp luật nhằm phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân đối với hoạt động APDL trong THQCT ở giai đoạn điều tra các tội buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới của VKSND. Tăng cường vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên; tiếp tục mở rộng các hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến nâng cao nhận thức pháp luật cho các tầng lớp nhân dân, để họ tham gia tích cực, có hiệu quả vào cơng cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng như kiểm tra, giám sát hoạt động APDL trong giải quyết án hình sự của ngành
Kiểm sát và các cơ quan tư pháp khác.