Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới của viện kiểm sát nhân dân ở tỉnh quảng ninh (Trang 110 - 112)

- Thực hiện Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, cơ sở vật chất,

3.2.6. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành

Đối với ngành kiểm sát được xác định là hệ thống cơ quan được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất, nên công tác quản lý, chỉ đạo điều hành có vai trị và ý nghĩa quan trọng, trực tiếp làm ảnh hưởng đến việc thành công hay không thành công đối với hoạt động công tác thực hành QCT giai đoạn điều tra các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới . Do vậy phải tăng cường hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, trong thời gian tới cần quán triệt và triển khai thực hiện tốt một số nội dung sau:

Từng đơn vị và mỗi cán bộ, kiểm tra viên, KSV phải nhận thức và quán triệt sâu sắc các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của ngành theo đúng quy định tại Điều 8 Luật Tổ chức VKSND năm 2002. Mọi hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành đều do Viện trưởng thống nhất chỉ đạo thực hiện; cán bộ, KSV trong đơn vị phải tuyệt đối tuân thủ sự chỉ đạo điều hành của Viện trưởng; Viện trưởng VKS cấp dưới chịu sự quản lý, chỉ đạo điều hành của Viện trưởng VKS cấp trên trực tiếp; Viện trưởng VKS địa phương chịu sự quản lý, chỉ đạo điều hành tập trung thống nhất của Viện trưởng VKSNDTC;

Để bảo đảm hiệu quả hoạt động, tránh hiện tượng chuyên quyền, độc đoán của Viện trưởng, Luật Tổ chức VKSND quy định thành lập uỷ ban Kiểm sát tại VKSNDTC và VKSND cấp tỉnh để thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng liên quan đến tổ chức và hoạt động của ngành. Thành phần của Uỷ ban Kiểm sát bao gồm: Viện trưởng, các Phó Viện trưởng

và một số KSV do Viện trưởng chọn;

Thực hiện có hiệu quả cơng tác quản lý, chỉ đạo điều hành của Viện trưởng đối với hoạt động của đơn vị, địi hỏi Viện trưởng phải có sự phân cơng, phân nhiệm cho từng bộ phận công tác và cho từng cán bộ, KSV một cách hợp lý nhằm phát huy hết năng lực sở trường của họ, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận công tác. Đồng thời, phải nắm được đầy đủ, sâu sát và toàn diện từng vấn đề, từng nội dung công việc, nhất là những vấn đề quan trọng, phức tạp để chỉ đạo kịp thời.

Việc quản lý chỉ đạo đối với các khâu nghiệp vụ phải đảm bảo chế độ tập trung thống nhất trong ngành. Song cũng cần thực hiện tốt chế độ phân cấp quản lý theo quy định tại các quy chế công tác kiểm sát. Có như vậy mới tăng cường chế độ trách nhiệm và phát huy được tính chủ động, sáng tạo của từng cấp của mỗi KSV.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo nghiệp vụ đối với KSV, nắm chắc tiến độ giải quyết vụ án, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn phát sinh. Những vụ án Bn lậu, vẩn chuyển trái phép hàng hố qua biên giới đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp dư luận quan tâm, án điểm...lãnh đạo phải tăng cường hoạt động trực tiếp cùng KSV trong quá trình giải quyết vụ án.

Thực hiện nghiêm túc thông tin báo cáo trong ngành. Thường xuyên thực hiện chế độ giao ban ngang cấp, cấp trên với cấp dưới, bằng nhiều hình thức khác nhau đảm bảo có hiệu quả như: giao ban cụm, khu vực... Đổi mới chế độ nghe và báo cáo án của lãnh đạo, cán bộ kiểm sát viên. Đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm thời gian, cơng sức và kinh phí.

Thực hiện thường xuyên, liên tục công tác kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ; qua công tác kiểm tra để nắm chất lượng hoạt động thực tế trong hoạt động nghiệp vụ của từng đơn vị, kịp thời phát hiện những sai phạm, thiếu sót để uốn nắn, rút kinh nghiệm. Đồng thời, khắc phục tình trạng, một số đơn vị do chạy theo thành tích mà báo cáo khơng đầy đủ kết quả

công tác, đặc biệt là về những thiếu sót, tồn tại của đơn vị.

Về cơng tác sơ kết, tổng kết nghiệp vụ thì hàng năm ở từng khâu công tác cần nghiên cứu tổ chức sơ kết, tổng kết, viết các chuyên đề đúc rút kinh nghiệm nghiệp vụ, tập trung vào những vấn đề có khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn cơng tác để từng bước nâng cao trình độ nhận thức cũng như năng lực nghiệp vụ cho cán bộ, KSV. Ngành kiểm sát tỉnh Quảng Ninh, nhất là các phòng nghiệp vụ cấp tỉnh phải tập trung nhiều hơn nữa công tác tham mưu, tổng kết kinh nghiệm về kỹ năng nghề nghiệp, sau đó tổ chức cho KSV tham gia thảo luận rút kinh nghiệm áp dụng pháp luật trong hoạt động thực hành QCT giai đoạn điều tra các vụ án về bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hố qua biên giới.

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới của viện kiểm sát nhân dân ở tỉnh quảng ninh (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w