- ADPL trong thực hành QCT ở giai đoạn điều tra tội buôn lậu, vận
1.3.3.1. Giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các tổ chức xã hội và của nhân dân đố
đồng nhân dân, các tổ chức xã hội và của nhân dân đối với hoạt động áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra tội bn lậu, vận chuyển hàng hố trái phép hàng hoá qua biên giới của Viện
kiểm sát nhân dân
Là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm việc ADPL trong thực hành QCT ở giai đoạn điều tra của VKSND, cũng như của các cơ quan tiến hành tố tụng; bảo đảm tính cơng khai, dân chủ, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; mặt khác, nó phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, đại biểu dân cử và của toàn xã hội đối với cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm, đảm bảo mọi hành vi phạm tội xảy ra đều được phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời, đảm bảo việc giải quyết án đúng pháp luật, tránh oan, sai. Trước yêu cầu của cải cách tư pháp theo Nghị quyết 08-NQ/TW và Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề này, coi đó là một giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng công tác tư pháp ở nước ta. Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới khẳng định:
Tăng cường sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, của các tổ chức xã hội và của công dân đối với công tác tư pháp. Công tác giám sát của Quốc hội, của Hội đồng nhân dân đối với các cơ quan tư pháp tập trung vào việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực bắt, tạm giữ, tạm giam, truy tố, xét xử, thi hành án và giám sát việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tư pháp... [11]
Điều 32 Bộ luật TTHS năm 2003 quy định về giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; đó được coi là một nguyên tắc của hoạt động TTHS, nó thể hiện ở các nội dung sau: