Thực trạng áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án buôn lậu,

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới của viện kiểm sát nhân dân ở tỉnh quảng ninh (Trang 65 - 73)

- Quy định trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng phải xem

2.2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án buôn lậu,

quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hố qua biên giới của Viện kiểm sát nhân dân ở tỉnh Quảng Ninh (từ 2006-2010)

Những năm vừa qua, thực hiện đường lối đổi mới phát triển kinh tế thị trường, bên cạnh những kết quả đạt được, trên địa bàn tỉnh xuất hiện các hiện tượng tiêu cực, nhiều hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm trong đó có tội phạm về tội bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới diễn ra với nhiều thủ đoạn tinh vi và phức tạp. Trong bối cảnh trên, với sự cố gắng của toàn ngành kiểm sát, tỉnh Quảng Ninh đã thu được những thành tựu quan trọng trong đấu tranh phịng, chống các tội phạm về tội bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Đặc biệt, sau khi Quốc hội sửa đổi, bổ sung Hiếp pháp 1992, Luật Tổ chức VKSND năm 2002 và Nghị quyết số 08 - NQ/TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49 - NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị Khố IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, VKSND tỉnh Quảng Ninh đã quấn triệt sâu sắc đến từng cán bộ, kiểm sát viên để làm tốt chức năng thực hành QCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp, thể hiện trên các cụ thể:

- Trong hoạt động điều tra, VKSND tỉnh Quảng Ninh đã chủ động từ đầu và bám sát quá trình tố tụng, truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và không để lọt tội phạm.

- Đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, các cấp, các ngành địa phương để làm tốt cơng tác đấu tranh và phịng chống tội phạm

về tội bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hố qua biên giới, đồng thời tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các cơ quan bảo vệ pháp luật và sự ủng hộ của nhân dân.

- Thực hiện chức năng kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm nói chung và tin báo về các loại tội buôn lậu; vận chuyển trái phép hàng hố qua biên giới nói riêng, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh rất quan tâm và từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả. Ngành kiểm sát hai cấp đã ký qui chế phối hợp với các ngành chức năng trong việc tiếp nhận, giải quyết tin báo tố giác tội phạm (riêng ở cấp tỉnh là 8 ngành). Viện kiểm sát các cấp thường xuyên tiến hành nắm tình hình tố giác, tin báo về tội phạm buôn lậu; vận chuyển trái phép hàng hố qua biên giới thơng qua việc kiểm sát, đối chiếu, rà soát các vụ việc xử lý của các cơ quan chức năng như Hải quan, Quản lý thị trường, Biên phịng, Cơng an …Đối với các vụ việc có dấu hiệu tội phạm, Viện kiểm sát phối hợp phân loại hoặc yêu cầu các Cơ quan chức năng chuyển hồ sơ để Viện kiểm sát nghiên cứu, nếu đủ căn cứ thì khởi tố vụ án để tiến hành điều tra xử lý theo pháp luật. Trong trường hợp cần thiết, lãnh đạo Viện kiểm sát chủ động họp cùng với lãnh đạo Cơ quan điều tra bàn bạc phân loại xử lý các tin báo phức tạp, quan trọng.

a, Những ưu điểm

Trên cơ sở quy định của pháp luật và với sự nỗ lực của toàn ngành Kiểm sát Quảng Ninh, những năm qua, hoạt động ADPL trong THQCT ở giai đoạn điều tra của VKSND đối với tội phạm về tội buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới ở tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những kết quả sau:

- Về xử lý tố giác và tin báo về tội phạm

Quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, thực hiện sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Viện KSND tối cao, đến nay các VKSND tỉnh và 14 đơn vị cấp huyện đã mở hòm thư tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc nắm, quản

lý và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm nhằm hạn chế, bỏ lọt tội phạm. Chính vì vậy, VKSND tỉnh và các đơn vị cấp huyện ở Quảng Ninh đã nắm được tương đối đầy đủ về tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm. Thông qua công tác nắm, quản lý và xử lý thông tin báo, tố giác tội phạm, đã yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố hàng trăm vụ án hình sự trong đó có tội phạm bn lậu; vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.

Trong tổng số tố giác, tin báo tội phạm các ngành chức năng đã tiếp nhận: 6299 tin (Bn lậu: 1.372 tin; vận chuyển trái phép hàng hố qua biên giới: 4927 tin), ngành kiểm sát tỉnh đã giải quyết: = 6261 tin đạt tỷ lệ 99,4% ( trong đó bn lậu: 1.352 tin đạt tỷ lệ 98,5%; vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới: 4909 tin đạt tỷ lệ 99,6%). Viện kiểm sát thống nhất với các ngành xử lý hình sự: 160 tin = 2,54 % (trong đó bn lậu: 71 tin; vận chuyển trái phép hàng hố qua biên giới: 89 tin) Trong đó, VKS đã yêu cầu khởi tố 8 vụ án về buôn lậu và 01 vụ án về vận chuyển trái phép hàng hố qua biên giới.

Xử lý hành chính: 6.101 tin = 96,85 % ( Buôn lậu: 1.281 tin; vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới: 4.820 tin)

Tồn: 38 tin = 0,6 % (Trong đó khơng có tin báo, tố giác nào quá hạn ) [34]. Trên cơ sở quản lý được số liệu tố giác, tin báo về tội phạm buôn lậu; vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trong giai đoạn từ năm 2006 - 2010, Viện kiểm sát hai cấp tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu CQĐT khởi tố 08 vụ buôn lậu, 01 vụ vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Đáng chú ý là các vụ xảy ra trong ngày 26/3/2010, tại vùng biển gần đảo Long Châu giáp danh với đảo Cát Bà, Hải Phòng, Hải đội 2, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh phát hiện và bắt giữ tầu HP - 3188 do Trần Trung Hiếu làm thuyền trưởng chở 1.100,61 tấn than cám 5 khơng có giấy tờ đi Trung Quốc. Sau khi xác minh số than không rõ nguồn gốc nêu trên là của Phạm Thị Yến, giám đốc doanh nghiệp tư nhân Duy Long có trụ sở tại ng Bí, BCH Bộ đội biên phịng tỉnh đã có tờ trình gửi UBND tỉnh Quảng Ninh đề xuất xử phạt hành

chính. Cũng trong ngày 26/3/2010, tại vùng biển Cơ Tơ, Bộ đội biên phịng tỉnh Quảng Ninh kiểm tra phát hiện bắt giữ 3 tầu biển vận chuyển than khơng có nguồn gốc gồm tầu NĐ - 1923 vận chuyển 948,16 tấn than cám 7a, tầu HP - 2667 vận chuyển 1205,29 tấn than cám 5, tầu NĐ - 1882 vận chuyển 1.056,88 tấn than cám 6b đi Trung Quốc. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, thấy có dấu hiệu của tội phạm Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh khởi tố vụ án hình sự về tội: “Vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới” và chuyển hồ sơ đến cơ quan điều tra để giải quyết theo pháp luật.

Ngành kiểm sát tỉnh Quảng Ninh đã tập trung ngay từ việc kiểm sát giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, phối hợp, kết hợp với cơ quan điều tra trong việc phân loại xử lý, nên đã chủ động yêu cầu khởi tố các vụ án về tội buôn lậu, vận chuyển hàng hoá trái phép hàng hoá qua biên giới; đồng thời, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của ngành, VKSND tỉnh Quảng Ninh đã phối kết hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra để khởi tố điều tra được nhiều vụ án về tội bn lậu, vận chuyển hàng hố trái phép hàng hoá qua biên giới. Đợt tháng 4/2008 sau khi Bộ đội Biên phòng bắt 104 tầu than, VKS đã củ 03 cán bộ trong đó có một đ/c lãnh đạo viện tỉnh cùng với cơ quan điều tra, bộ đội biên phòng tiến hành phân loại khởi tố 38 vụ án, bắt, tạm gữi, tạm giam trên 100 đối tượng.

- Về kiểm sát khởi tố vụ án, khởi tố điều tra.

Đồng thời với việc yêu cầu khởi tố, VKS hai cấp tỉnh Quảng Ninh cũng kiểm soát chặt chẽ việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can của các cơ quan có thẩm quyền khởi tố. Bộ luật TTHS năm 2003 đã bổ sung một điều khoản mới quy định cụ thể trách nhiệm của VKS đối với hoạt động kiểm sát việc khởi tố: “Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều

tra phải gửi quyết định khởi tố và các tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can đó cho Viện kiểm sát cùng cấp đề xét phê chuẩn việc khởi tố, trong thời

hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can và gửi ngay cho Cơ quan điều tra” (khoản 4 điều 26 Bộ luật TTHS)

- Công tác kiểm sát điều tra cũng được VKSND các cấp tỉnh Quảng Ninh chú trọng để bảo đảm hiệu quả thực hành quyền công tố ngay từ khi khởi tố vụ án về tội bn lậu, vận chuyển hàng hố trái phép hàng hố qua biên giới.Trong giai đoạn điều tra VKSND đã chú trọng đề ra yêu cầu điều tra, yêu cầu CQĐT thu thập tài liệu, chứng cứ theo qui định của pháp luật, tham gia một số hoạt động điều tra, phối hợp chặt chẽ với CQĐT đề ra kế hoạch điều tra đẩy nhanh tiến độ điều tra, bảo đảm tuân thủ đúng các quy định pháp luật về thời hạn điều tra, thời hạn tam giữ, tạm giam. Trong quá trình kiểm sát điều tra, lãnh đạo VKSND đặc biệt chú trọng KSV làm công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra xây dựng hồ sơ kiểm sát theo đúng tinh thần quy định 07/2008 của VKSND Tối Cao, bắt buộc kiểm sát viên phải đọc, nghiên cứu hồ sơ và báo cáo, đề xuất lãnh đạo Viện tiến độ điều tra vụ án và kế hoạch điều tra tiếp theo, đồng thời lập bản yêu cầu điều tra gửi điều tra viên thực hiện. Chính vì vậy, phần lớn các vụ án hình sự về tội bn lậu, vận chuyển hàng hoá trái phép hàng hố qua biên giới đã giải quyết đều có căn cứ, đúng pháp luật, hạn chế tình trạng khởi tố, điều tra, truy tố oan sai, bỏ lọt tội phạm cũng như hạn chế các trường hợp án phải gia hạn điều tra, đánh giá khách quan các tài liệu có trong hồ sơ, áp dụng đúng điểm, khung, khoản, điều luật quy định trong Bộ luật hình sự, đảm bảo truy tố đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

Thông qua công tác kiểm sát khởi tố, Viện kiểm sát tỉnh Quảng Ninh và 14 đơn vị cấp huyện đã kịp thời ra quyết định các quyết định khởi tố vụ án, bị can, yêu cầu CQĐT thay đổi quyết định khởi tố cho phù hợp với phạm tội của bị can.

Từ năm 2006 - 2010 Viện kiểm sát nhân dân hai cấp ở Quảng Ninh đã thụ lý kiểm sát điều tra 98 vụ = 259 bị can phạm tội Buôn lậu = 0,11% so với tổng số án thụ lý (8.475 vụ) và 93 vụ = 165 bị can phạm tội Vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới = 0,1% so với tổng số án thụ lý [34].

* Số giải quyết:

- Án buôn lậu: + Truy tố 85 vụ = 232 bị can + Đình chỉ 2 vụ = 14 bị can + Tạm đình chỉ11 vụ = 13 bị can - Án vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới:

+ Truy tố 78vụ =140 bị can + Đình chỉ 5vụ =10 bị can

+ Tạm đình chỉ 10 vụ =15 bị can

CQĐT đình chỉ 2 vụ = 7 bị can phạm tội Bn lậu (VKS đình chỉ 7 bị can) và 5 vụ = 10 bị can phạm tội Vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.

CQĐT tạm đình chỉ 11 vụ = 13 bị can phạm tội Buôn lậu và 10 vụ = 15 bị can phạm tội Vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới

Tỷ lệ án đình chỉ so với án đình chỉ các loại tội

* Án buôn lậu: 11/ 285 (0,38%) vụ = 17/349 ( 0,48%) bị can

* Án vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới: 5/285 (0,17%) vụ = 10/349 (0,28%) bị can [34].

Lý do đình chỉ: theo khoản 1 và khoản 2 điều 25 BLHS do chuyển biến tình hình người phạm tội khơng cịn nguy hiểm cho xã hội nữa và người phạm tội tự thú trước khi bị phát giác góp phần giúp cơ quan điều tra điều tra tội phạm, hạn chế hậu quả tội phạm. Khơng có trường hợp nào đình chỉ do khơng phạm tội. Do công tác phối hợp và kiểm sát tốt trong việc phân loại, giải quyết tin báo, việc khởi tố của cơ quan điều tra là có căn cứ nên Viện kiểm sát nhân dân hai cấp ở Quảng Ninh không ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố của CQĐT đối với án buôn lậu và án vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.

- Về công tác bắt giữ, giam và phê chuẩn, không phê chuẩn của VKS đối với việc bắt, tạm giữ, tạm giam của CQĐT các cấp. Được VKSND tối cao quan tâm chỉ đạo sát sao, kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả. Đặc biệt từ khi có Chỉ thị số 53 -CT/TW ngày 21/3/2000 của Bộ Chính trị về một số cơng việc cấp bách các cơ quan tư pháp cần thực hiện trong năm 2000, đặc biệt là Nghị quyết số 08 - NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị Khố IX về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị Khố IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đã có tác động mạnh mẽ, làm chuyển biến căn bản cả về nhận thức và hành động của các CQTP nói chung và của ngành kiểm sát nói riêng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư pháp. Trong ngành kiểm sát, tinh thần trách nhiệm của cán bộ và kiểm sát viên cũng như lãnh đạo Viện ở mỗi cấp kiểm sát đối với hoạt động bắt, giữ, giam và phê chuẩn đã được nâng lên rõ rệt ở từng trường hợp để xem xét phân loại, xử lý phê chuẩn hoặc từ chối phê chuẩn. Vì vậy đã từng bước khắc phục tình trạng bắt, giữ, giam oan sai trong TTHS, hạn chế thấp nhất tình trạng dùng biện pháp ngăn chặn thay cho điều tra.

Từ năm 2006 - 2010 Viện kiểm sát nhân dân hai cấp ở Quảng Ninh đã phê chuẩn 5 trường hợp bắt khẩn cấp về tội buôn lậu; 15 trường hợp bắt khẩn cấp về tội: Vận chuyển trái phép hàng hố qua biên giới. Khơng có trường hợp bắt khẩn cấp nào, Viện kiểm sát không phê chuẩn [34].

Từ năm 2006 - 2010 Viện kiểm sát nhân dân hai cấp ở Quảng Ninh đã nghiên cứu hồ sơ 98 bị can phạm tội Buôn lậu do CQĐT đề nghị phê chuẩn Lệnh tạm giam trên tổng số 12.638 bị can đối với các loại tội phạm, chiếm tỷ lệ 0,77%; nghiên cứu hồ sơ của 82 bị can phạm tội Vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới CQĐT đề nghị phê chuẩn Lệnh tạm giam trên tổng số 12.638 bị can đối với các loại tội phạm, chiếm tỷ lệ 0,64%[34].

Viện kiểm sát đã phê chuẩn Lệnh tạm giam đối với 73 bị can, (không phê chuẩn 25) trường hợp phạm tội Buôn lậu; phê chuẩn 82 bị can phạm tội Vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.

Viện kiểm sát đã phê chuẩn Lệnh bắt tạm giam đối với 86 bị can phạm tội Buôn lậu và 40 bị can phạm tội Vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Từ chối phê chuẩn: không

Thông qua công tác kiểm sát, VKS yêu cầu CQĐT ra lệnh bắt tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố xét xử đối với 02 bị can phạm tội Vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, đối với bị can phạm tội buôn lậu Viện kiểm sát không yêu cầu bắt tạm giam trường hợp nào.

Nguyên nhân của những kết quả trên:

- Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới của viện kiểm sát nhân dân ở tỉnh quảng ninh (Trang 65 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w