QUAN ĐIỂM BẢO ĐẢM ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ Ở GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN BUÔN LẬU,

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới của viện kiểm sát nhân dân ở tỉnh quảng ninh (Trang 89 - 92)

- Thực hiện Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, cơ sở vật chất,

3.1. QUAN ĐIỂM BẢO ĐẢM ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ Ở GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN BUÔN LẬU,

HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ Ở GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN BN LẬU, VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP HÀNG HỐ QUA BIÊN GIỚI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN Ở TỈNH QUẢNG NINH

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về cải cách tư pháp, thời gian qua các cơ quan bảo vệ pháp luật đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, từng bước thể hiện tính dân chủ, cơng khai trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm. Các hoạt động của các cơ quan tư pháp kịp thời khắc phục các khiếm khuyết và phục vụ kịp thời yêu cầu chính trị của từng giai đoạn cách mạng mới, nhất là giai đoạn đổi mới đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân hiện nay.

Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường với xu thế hội nhập quốc tế mang đến những ảnh hưởng tiêu cực khơng nhỏ, tình hình này tạo điều kiện cho nhiều loại tội phạm phát triển với quy mơ và tính chất ngày càng lớn và nguy hiểm. Trong khi đó, do những ngun nhân khách quan, cơng tác quản lý nhà nước ta còn yếu kém và nhiều bất cập. Trình độ dân trí cịn thấp, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân chưa cao, hoạt động của các cơ quan nhà nước nói

chung và các cơ quan tư pháp còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập, chưa ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ mới, còn xây ra các trường hợp oan, sai, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo còn kéo dài, thiếu kiên quyết. Trước tình hình đó, Đảng ta đề ra nhiệm vụ cải cách tư pháp, nhằm củng cố và tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp. Chủ trương đúng đắn đó được thể hiện trong các nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị: Chỉ thị 53 - CT/TW ngày 21 -3- 2000 Về một số công việc cấp bách của các cơ quan tư pháp cần thực hiện trong năm 2000; Nghị quyết số 08 - NQ/TW ngày 02-01-2002 Về một số

nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 49 - NQ/TW ngày 02-6-2005 Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI

Nghị quyết số 08 - NQ/TW của Bộ Chính trị đã đưa ra một số quan điểm chỉ đạo chung về công tác tư pháp như sau:

- Công tác tư pháp phải thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, bám sát và phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị qua từng giai đoạn cách mạng, bảo đảm quyền lực Nhà nước là thống nhất và thuộc về nhân dân, có sự phân cơng và phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; phát huy dân chủ; tăng cường pháp chế, giữ vững bản chất Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

- Công tác cải cách tư pháp phải ngăn ngừa có hiệu quả và xử lý kịp thời và nghiêm minh các loại tội phạm hình sự, đặc biệt các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, tội tham nhũng và các loại tội phạm có tổ chức; bảo vệ trật tự, kỷ cương; bảo đảm và tôn trọng quyền dân chủ, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cơng dân.

- Phát huy sức mạnh của tồn xã hội tham gia vào công tác tư pháp. Các cơ quan tư pháp phải dựa vào nhân dân để hoạt động, đồng thời phải là lực lượng nòng cốt, là chỗ dựa vững chắc của nhân dân trong q trình đấu tranh

phịng chống các loại tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết các tranh chấp.

- Xây dựng các cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh và từng bước hiện đại, góp phần xây dựng, bảo vệ Đảng và Nhà nước.

Thực hiện đường lối, chủ trưởng của Đảng đã đề ra ở trên đây, đặc biệt là Nghị quyết số 08, công tác tư pháp thời gian qua đạt được những thành tựu quan trọng, từng bước thể hiện tính dân chủ cơng khai trong điều tra, truy tố và xét xử tội phạm. Tuy nhiên công tác tư pháp vẫn ch ưa đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp, xây dựng một nền tư pháp vững mạnh, dân chủ nghiêm minh, bảo đảm quyền, lợi ích của nhân dân. Do vậy, ngày 02-6-2005 Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49, đề ra chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Nghị quyết đã đưa ra một số quan điểm chung về cải cách tư pháp:

- Cải cách tư pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, bảo đảm sự ổn định chính trị, bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

- Cải cách tư pháp phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ và văn minh; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ vững chắc Tổ quốc; gắn với công tác cải cách lập pháp, cải cách hành chính.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của tồn xã hội trong q trình cải cách tư pháp. Các cơ quan tư pháp, cơ quan bổ trợ tư pháp phải đặt dưới sự giám sát của các cơ quan dân cử và nhân dân.

- Cải cách tư pháp phải kế thừa truyền thống pháp lý của dân tộc, những thành tựu đã đạt được của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh của nước

ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế; đáp ứng xu thế phát triển của xã hội trong tương lai.

- Cải cách tư pháp phải tiến hành khẩn trương, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với những bước đi thận trọng, vững chắc.

Quan điểm chỉ đạo của Đảng được tiếp tục thể hiện trong văn kiện Đại hội lần thứ XI: “Đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người... Viện kiểm sát được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức Toà án, bảo đảm tốt hơn các điều kiện để VKSND thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra” [12].

Trên cơ sở những quan điểm chỉ đạo chung theo tinh thần của Nghị quyết số 08 và Nghị quyết số 49, Văn kiện Đại hội đảng lần XI, để bảo đảm áp dụng pháp luật trong thực hành QCT giai đoạn điều tra các vụ án bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hố qua biên giới của Viện kiểm sát nhân dân ở tỉnh Quảng Ninh cần quán triệt một số quan điểm cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới của viện kiểm sát nhân dân ở tỉnh quảng ninh (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w